logo

Tác giả, tác phẩm: Dục Thúy sơn (Tóm tắt, HCST, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Dục Thúy sơn bao gồm Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Dục Thúy sơn - SGK Văn 10 Kết nối tri thức.

Tác giả - Tác phẩm: Dục Thúy sơn


I. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi

- Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở Hải Dương, sống chủ yếu ở Thường Tín-Hà Nội.

- Là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại của quan tư đồ Trần Nguyên Đán – một quý tộc đời Trần.

- Hiệu: Ức Trai. Quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh- Hải Dương).Sau rời về Nhị Khê (Thường Tín- Hà Tây)

- Xuất thân; trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Cha: Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ; Mẹ: Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán.

- Nguyễn Trãi sớm chịu nhiều mất mát, đau thương.

- 1407 ông làm quân sư cho Lê Lợi, sau một thời gian xin về ở ẩn ở Côn Sơn.

- 1440, Lê Thánh Tông mời ông ra làm quan. 

Vào năm 1442, sau khi vào thăm Nguyễn Trãi trên đường về nhà vua băng hà đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên, bọn gian tà ở triều đình vu khống cho ông âm mưu giết vua và buộc ông phải nhận án tru di tam tộc. Đây là vụ án bi thảm nhất trong thời kỳ phong kiến lúc bấy giờ.

Mãi đến năm 1464, ông mới được Lê Thánh Tông minh oan và giải được nỗi oan ức này.

* Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi

Ngoài là một anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn sáng tác rất nhiều tác phẩm có giá trị cho kho tàng văn học Việt Nam. Thơ văn của ông thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân và tình yêu đối với thiên nhiên.

Một số tác phẩm về quân sự và chính trị nổi tiếng, mang lại rất nhiều bài học ý nghĩa đó là “Quân trung từ mệnh tập”, “Chiếu biểu viết dưới triều Lê” và đặc biệt là áng thiên cổ hùng văn "Bình ngô đại cáo "- được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của nước ta, tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc.

Ông còn sáng tác rất nhiều tác phẩm về các chủ đề khác nhau như về lịch sử thì có "Lam Sơn thực lục", về địa lý thì có "Dư địa chí", về văn học thì có 2 tập thơ trữ tình rất xuất sắc là: " Ức trai thi tập” và “Quốc Âm thi tập".


II. Khái quát tác phẩm Dục Thúy sơn


1. Xuất xứ

Bài thơ này rút trong “Ức Trai thi tập” của Nguyễn Trãi


2. Thể loại

Bài thơ được viết theo thể thơ đường luật.

Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với các luật được xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Thơ Đường luật có một hệ thống các quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục.

Xét về hình thức thì thơ đường luật được chia thành các dạng: Thất ngôn bát cú; Thất ngôn tứ tuyệt; Ngũ ngôn bát cú; Ngũ ngôn tứ tuyệt.


3. Bố cục

Bài thơ gồm 2 phần:

- 6 câu thơ đầu: Khung cảnh núi Hương sơn

- 2 câu cuối: Cảm hoài của Nguyễn Trãi

Dục Thúy sơn (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

4. Giá trị nội dung

- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên núi Dục Thúy, vẻ đẹp mĩ lệ, toàn bích.

- Thể hiện tâm trạng nỗi niềm của tác giả khi nghĩ tới người xưa.


5. Giá trị nghệ thuật

- Tả cảnh ngụ tình

- Ngôn từ thơ giàu hình ảnh, sức gợi tả

- Hình ảnh ẩn dụ sử dụng sóng đôi nhau


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Dục Thúy sơn

Dục Thúy sơn (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng tác phẩm Dục Thúy sơn

Câu 1: Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?

Lời giải:

Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy được miêu tả qua các hình ảnh:

- Dáng núi được tả giống như đóa hoa sen nổi trên mặt nước.

- Bóng tháp soi xuống nước như chiếc trâm ngọc xanh.

- Hình ảnh ngọn núi phản chiếu dưới sóng nước như đang soi mái tóc.

Ta thấy, vẻ đẹp của núi Dục Thúy là một vẻ đẹp thơ mộng.

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:

Bóng tháp hình trâm ngọc,

Gương sông ánh tóc huyền.

Lời giải:

Biện pháp tu từ so sánh  

→ tác dụng : nhấn mạnh vẻ đẹp  thiên nhiên của núi Dục Thúy Sơn

Câu 3: Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi

Lời giải:

* Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy:

- Dáng núi được ví như đóa sen.

- Bóng tháp như trâm ngọc màu xanh.

- Liên tưởng cảnh núi như một dáng trâm cài đi liền với mái tóc sông biếc như gợi dáng hình của người thiếu nữ.

* Những liên tưởng cho thấy sự say mê của con người khi ngắm nhìn thiên nhiên, tâm hồn lãng mạn, tinh tế, tươi trẻ của Nguyễn Trãi.

Câu 4: Nhân vật lịch sử được nhắc đến trong câu thơ sau là ai? Xuất hiện trong thời đại phong kiến nào?

Nhớ xưa Trương Thiếu Bảo

Bia khắc dấu rêu hoen.

Lời giải:

Đó là nhân vật Trương Hán Xiêu thời nhà Trần 

Câu 5: Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ Dục Thúy sơn

Lời giải:

Điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch thơ và bản dịch nghĩa:

- Ở bản dịch nghĩa, các từ Hán văn được giải nghĩa đầy đủ, ý nghĩa câu thơ cũng được biểu lộ rõ ràng.

- Còn bản dịch thơ thì cô đọng lại nội dung câu thơ, lược bớt một số từ để phù hợp với thể thơ, bài thơ ngắn gọn, xúc tích hơn.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Dục Thúy sơn trong bộ SGK Văn 10 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 10/10/2022 - Cập nhật : 02/02/2023