logo

Đọc hiểu Ước mơ vành khuyên (2 đề)

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Ước mơ vành khuyên tự luận, trắc nghiệm chi tiết giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao

Dọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

MƠ ƯỚC CỦA VÀNH KHUYÊN

Chiếc tổ Vành Khuyên nhỏ xinh nằm lọt thỏm giữa hai chiếc lá bưởi. Mẹ cẩn thận khâu hai chiếc là lại, rồi tha cỏ khó về đan tổ bên trong. Đêm đêm, mùi cỏ chỉ, mùi lá bưởi thơm cả vào những giấc mơ. Mấy anh em Vành Khuyên nằm gối đầu lên nhau, mơ một ngày khôn lớn

Cô Phương Mai

sải cánh bay ra trời rộng.

Rồi ngày ấy cũng đến. Buổi sáng đầu tiên vỗ đôi cảnh non mềm chuyền lên cành bưởi gần

nhất. Vành Khuyên nhìn thấy bác Chào Mào. Bác đang lúi húi trong bụi ruổi.

- Chào bác!

Bác Chào Mào giật mình

- Vành Khuyên đấy à? Lớn nhanh quá, suýt nữa bác không nhận ra.

Vành Khuyên bên lên chuyển sang cành khác. Tít trên ngọn tre cao, có anh Chích Chòe

đang khoan khoái ria lông, tắm nắng buổi sớm. - Chào anh! - Chào Khuyên! Bay giỏi quá. Nhớ khi bay chỉ nhìn về phía trước thôi nhé.

Vành Khuyên lại vỗ cánh bay đi. Nó gặp bao nhiêu nhân vật lý thủ khác: vũ nữ Chìa Vôi,

bình luận viên bóng đá Liều Điều, nhà thiết kế thời trang Giẻ Quạt, nhạc công Sáo Nâu, ca sĩ Chèo Bèo, thợ săn Bói Cả và nhà văn lão thành Qua Người nào cũng ân cần chào đón nó. Vùng đất nào cũng tươi đẹp. Đôi cảnh củng cáp lên, Vành Khuyên bay mãi bay mãi Nhỏ lời anh Chích Chòe, nó luôn luôn hương về phía trước.

Cho tới một chiều đông giá lạnh, Vành Khuyên chợt thấy nhớ nhà. Nó quay đầu, vội và tìm về chốn xưa. Cây bưởi già vẫn đó, nhưng chiếc tổ xinh xinh ẩm áp không còn. Mẹ và mấy anh em cũng ly tản mỗi người một phương. Đêm ấy Vành Khuyên thao thức mãi. Mùa là bười ngan ngải trong đêm. Ôi ước gì nó được bé lại như thuở nào, đề mấy anh em nằm gối đầu lên nhau trong chiếc tổ êm, dưới đôi cảnh chở che của mẹ

(Trần Đức Tiến, Xóm Bò Giậu, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2023, tr.65 - 67)


Đọc hiểu Ước mơ vành khuyên (Tự luận) - Đề 1

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

Câu 2: Từ những giấc mơ trong câu : Đêm đêm, mùi lá bưởi thơm cả vào những giấc mơ. Thuộc từ loại gì?

Câu 3: Theo văn bản, Vành Khuyên có những ước mơ nào?

Câu 4:  Trình bày suy nghĩ của em về câu sau: "Dù đã khôn lớn, trưởng thành và sải cánh bay ra trời rộng nhưng cuối cùng Vành Khuyên vẫn vội và tìm về "chốn xưa".

Đáp án

Câu 1: 

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là: tự sự

Câu 2:

-  Từ những giấc mơ trong câu : Đêm đêm, mùi lá bưởi thơm cả vào những giấc mơ thuộc từ loại cụm danh từ

Câu 3: 

- Theo văn bản, vành khuyên mơ một ngày khôn lớn sải cánh bay ra trời rộng

Câu 4: 

- Câu: "Dù đã khôn lớn, trưởng thành và sải cánh bay ra trời rộng nhưng cuối cùng Vành Khuyên vẫn vội và tìm về "chốn xưa" có thể được hiểu dù có đi đâu xa, đi đến chân trời góc bể nào, đi làm ăn hay học hành ở đâu thì ai đó cũng có một nơi để về, chim Vành Khuyên vẫn vội tìm về như ám chỉ con người cho dù có đi xa đến đâu cũng sẽ quay lại nơi quen thuộc nhất, điểm dừng chân cuối cùng nơi mà thân thuộc, dù lớn khôn hay trưởng thành nơi để về, nơi chốn xưa thân cũ vẫn là nơi an toàn và bình yên


Đọc hiểu Ước mơ vành khuyên (Trắc nghiệm) - Đề 2

Câu 1: Vành Khuyên đã nhận được những gì  khi nghe theo lời khuyên của Chích Chòe? 

A. Được gặp mẹ và các anh chị em của mình

B. Được nhiều người chào đón,.Được đến nhiều vùng đất tươi đẹp.

C. Được mạnh khỏe hơn

D. Được hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ

Câu 2: Khi tìm về quê cũ, vì sao Vành Khuyên không ngủ được?

A. Vì chiếc tổ cũ không còn. Mẹ và mấy anh em cũng li tán mỗi người một phương

B. Vì nhớ mẹ và anh em

C. Vì không còn cây bưởi cũ

D. Vì chiếc tổ cũ không còn.

Câu 3: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong bài 

A. Lặp từ ngữ

B. So sánh

C. Nhân hóa

D. So sánh và nhân hóa

Câu 4: Câu sau đây có mấy trạng ngữ ? "Có một lần, trong giờ tập đọc,tôi hét tờ giấy thấm vào mồm."

A. Một trạng ngữ

B. Hai trạng ngữ

C. Ba trạng ngữ

D. Không có trạng ngữ nào.

Câu 5: Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó . Là loại câu gì?

A. Câu kể

B. Câu cảm

C. Câu khiến

D. Câu hỏi

Câu 6: Trong câu : Gương mặt cậu bé thoáng buồn  . Bộ phận nào là chủ ngữ

A. Gương mặt

B. Gương mặt cậu bé

C. Cậu bé

D. Không có chủ ngữ

Câu 7: Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì?

A. Đánh dấu phần chú thích trong câu

B. Để đánh dấu bắt đầu mọt câu

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đoạn đối thoại

Đáp án 

Câu 1: B => Vành Khuyên khi nghe theo lời khuyên của Chích Chòe Được nhiều người chào đón, được đến nhiều vùng đất tươi đẹp

Câu 2: A => Khi tìm về quê cũ, Vành Khuyên không ngủ được vì chiếc tổ cũ không còn. Mẹ và mấy anh em cũng li tán mỗi người một phương.

Câu 3: C => Tác giả đã sử dụng bien pháp nghệ thuật nhân hoá

Câu 4: B => Câu sau có 2 trạng từ

Câu 5: C => Câu "Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó" là loại câu khiến

Câu 6: B => "Gương mặt cậu bé" là bộ phận chủ ngữ

Câu 7: D => Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng: Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đoạn đối thoại

icon-date
Xuất bản : 19/04/2024 - Cập nhật : 30/04/2024