logo

Đọc hiểu Tôi là người tìm kiếm bàn tay đẹp (2 đề)

Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Tôi là người tìm kiếm bàn tay đẹp trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi

Tôi là người tìm kiếm bàn tay đẹp. Bàn tay biết dang ra, biết sẻ chia là bàn tay đẹp. Bàn tay biết nắm lấy tay người bất hạnh hơn mình để cùng bước là bàn tay đẹp. Bàn tay biết nâng niu, gìn giữ cái đẹp, cái chân, cát thiện, là bàn tay đẹp. Và hàng ngàn định nghĩa về bàn tay đẹp khác. Có bàn tay cầm nắm rất nhiều, có thể điều khiển người khác. Có bàn tay xòa ra ăn xin từng đồng lẻ bố thí. Cả bàn tay khéo léo làm nên những tuyệt tác nghệ thuật. Có bàn tay vụng về chỉ làm đổ vỡ mọi thứ khi chạm vào. Có bàn tay cho đi. Có bàn tay giữ lại. Nhưng khi về với đất, bàn tay nào cũng rỗng. Rỗng tuyệt đối. Vậy sao không ướp hương cho bàn tay mình, tôi tự hỏi lòng như thế (...) Khi sinh ra tay tôi nắm chặt. Khi chết đi tay tôi buông thõng. Từ nắm chặt đến buông thõng, một hành trình dài đầy nụ cười hạnh phúc và nước mắt đau thương.

(Nguyễn Bảo Trung. Vô thường, NXB Lao động, 2016, tr 40) 


Đọc hiểu Tôi là người tìm kiếm bàn tay đẹp (Tự luận) - Đề 1

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích

Câu 2. Theo tác giả, khi về với đất thì bàn tay có đặc điểm gì?

Câu 3. Xác định 01 phép tu từ và nêu hiệu quả nghệ thuật mà biện pháp từ từ đó mang lại cho đoạn trích.

Câu 4. Anh chị cử đồng ý với ý kiến: "Bàn tay biết dang ra, biết sẻ chia là bàn tay đẹp"?

Đáp án

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là miêu tả. 

Câu 2.

-  Theo tác giả, khi về với đất thì bàn tay nào cũng rỗng, rỗng tuyệt đối. Cái rỗng ấy đã làm cho tay ta không còn mang theo vẻ đẹp như trước.

Câu 3.

- Một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích là phép so sánh, so sánh giữa bàn tay khi còn sống với bàn tay khi đã chết. Qua đó, phép so sánh này cho chúng ta thấy được ý nghĩa của bàn tay đẹp mà tác giả đang tìm, muốn truyền tải và đồng thời giúp cho câu văn miêu tả trở nên sinh động, đa dạng, làm nổi bật nét đối lập giữa bàn tay.

 Câu 4.

- Tôi đồng ý với ý kiến "Bàn tay biết dang ra, biết sẻ chia là bàn tay đẹp." Bởi bàn tay biết chia sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn hơn mình điều đó thể hiện sự nhân ái, biết giúp đỡ chia sẻ, xây dựng nên phẩm chất tót và làm dạng ngời vẻ đẹp của bàn tay. 


Đọc hiểu Tôi là người tìm kiếm bàn tay đẹp (Trắc nghiệm) - Đề 2

Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng hình ảnh của bộ phận nào trên cơ thể để nói lên phẩm chất con người?

A. Chân 

B. Đầu

C. Mắt

D. Tay

Câu 2. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ tư

Câu 3. Trong bài viết, tác giả đang tìm kiếm cái gì?

A. Tìm kiếm người yêu

B. Tìm kiếm bàn tay đẹp

C. Tìm kiếm mỏ vàng

D. Tìm kiếm gia đình

Câu 4. Tác giả sử dụng hình ảnh đối lập của hai bàn tay nào?

A. Bàn tay mua đồ và bàn tay bán hàng

B. Bàn tay đếm tiền và bàn tay trả tiền

C. Bàn tay khi sinh ra và bàn tay khi chết

D. Tất cả đáp án trên

Câu 5. Trong đoạn trích, tác giả lặp liên tục từ nào?

A. Chân

B. Tôi

C. Bàn tay

D. Đẹp

Đáp án 

Câu 1. D => Đoạn trích trên đã sử dụng hình ảnh của bộ phận tay trên cơ thể để nói lên phẩm chất con người.

Câu 2. A => Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - xưng tôi.

Câu 3. B =>  Trong bài viết, tác giả đang tìm kiếm bàn tay đẹp.

Câu 4. C => Tác giả sử dụng hình ảnh đối lập của hai bàn tay khi sinh ra và khi chết.

Câu 5. C => Trong đoạn trích, tác giả lặp liên tục từ bàn tay.

icon-date
Xuất bản : 09/04/2024 - Cập nhật : 20/04/2024