logo

Đọc hiểu Thương thay thân phận con tằm

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Thương thay thân phận con tằm hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Thương thay thân phận con tằm đầy đủ nhất.

Đọc hiểu “Thương thay thân phận con tằm” - Đề số 1

Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới

Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Câu 1. Bài ca dao có những hình ảnh gì? Được khắc họa như thế nào? Có những đặc điểm gì chung.

Câu 2.Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ ? Nêu ý tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó.

Câu 3.Chủ đề của bài ca dao là gì?

Câu 4. Anh, chị hãy đặt nhan đề cho bài ca dao trên.

Gợi ý:

Câu 1.  Bài ca dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnh này được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – tha mồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.

Câu 2.  Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

Câu 3. Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ.

Câu 4. Nhan đề: có thể đặt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải ngắn gọn và thể hiện chủ đề văn bản. Gợi ý: ca dao than thân, khúc hát than thân…

Đọc hiểu “Thương thay thân phận con tằm” - Đề số 2

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”

Câu 1: Xác định chủ đề và PTBĐ chủ yếu của câu ca dao trên

Câu 2: Em hiểu cụm từ “ Thương thay” như thế nào?

Câu 3: Tìm, xác định dạng và phân tích ngắn gọn tác dụng diễn đạt của phép điệp ngữ trong bài ca dao trên.

Câu 4: Hãy phân tích nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài.

Đáp án:

Câu 1.

- Chủ đề: Thể hiện sự đau xót đồng cảm với những thân phận nhỏ bé sống dưới đáy xã hội cũ

- PTBĐ: biểu cảm 

Câu 2. - “Thương thay”: Cụm từ hay được sử dụng trong ca dao than thân, ở đây, thương thay chính là cái nhìn đồng cảm, và sự thương xót cho số phận của người khác. - Cụm từ “Thương thay” trong bài 2 được lặp lại 4 lần, và mỗi lần là thương thay cho số phận của mỗi con vật.

Câu 3. Ở câu 1 và câu 3 trong bài ca dao 

Thể hiện sự đau xót đồng cảm với những thân phận nhỏ bé sống dưới đáy xã hội cũ

Câu 4. Những hình ảnh nhưng con vật nhỏ bé, bèo bọt: "con tằm", "lũ kiến", "chim hạc", "con cuốc" dùng để ẩn dụ về cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn của người lao động.

   Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao:

    Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác;
Thương lũ kiến– "li ti" rất bé nhỏ, là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn;

Thương cho con hạc - cánh chim bay mỏi không có nơi đứng, là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi);
Thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.

==> Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

Ca dao thân

1. Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

2. Thương thay thân phận con rùa

Dưới đình đội lạc, lên chùa đội bia

3. Ngang lưng thì thắt bao vàng,

Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.

Một tay thì cắp hỏa mai,

Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.

Tùng tùng trống đánh ngũ liên,

Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa

4. Người ta bán vạn mua ngàn

Thân em buôn bán cơ hàn vẫn vui.

5. Đêm khuya thức dậy xem trờ

Thấy sao bên Bắc đổi dời bên Đông

Làm sao cho hiệp vợ chồng

Cho lê hiệp nhãn, cho rồng hiệp mây.

6. Đem thân vào chốn cát lầm

Cho thân lấm láp như mầm ngó sen

Đêm đêm ngồi tựa bóng đèn

Than thân với bóng, giải phiền với hoa

7. Thân em như cá giữa rào,

Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?

8. Thân em như cam quýt bưởi bòng

Ngoài tuy cay đắng nhưng trong ngọt bùi.

9. Thân em như xoài trên cây,

Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc,

Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành,

Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

10. Bứt đi thì dạ không đành

Cách xa nhân ngãi như chỉ mành thắt gan.

11. Thân em như đóa hoa rơi,

Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?

12. Chém cha cái số long đong
Xuân đà quá lứa mà chồng chẳng ưa
Một mình đi sớm về trưa
Than thân lắm nỗi ngẩn ngơ vì chồng

13. Bao phen biển tiến biển lui,
Chúa thiêng quan giỏi đứng ngồi nơi đâu,
Biết bao nông nỗi buồn đau,
Nào ai tế độ siêu cầu cho ai?
Ở ăn chưa kịp yên vui,
Chúa quan đâu đã đứng ngồi ngay bên,
Muôn vàn đóng góp không tên,
Rằng cho phần xác phần hồn thảnh thơi!

14. Quanh năm vất vả làm ăn,
Thuế ao thuế ruộng thuế thân thuế vườn,
Ngày làm dạ đã không yên,
Đêm nằm sốt ruột trống dồn thâu canh,
Thân người ngày một mỏng manh,
Quan trên quỷ dữ vẫn rình ở bên

15. Số khó làm chẳng nên giàu,
Bắt ốc nước lớn hái rau lở bờ

16. Thân em như chiếc nón cời,
Bung vành đứt đoác, chịu đời nắng mưa

17. Mai lan cúc trúc, không đúc lại thành hàng
Để lửng lơ bồn chậu, muộn màng nụ bông

18. Thân em như miếng cau khô,

Người thanh tham mỏng, kẻ khô tham dày.

19. Phận em con gái chờ anh trở về

Thân em vất vả trăm bề

Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu

Có lược chẳng kịp chải đầu

Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn

20. Thân em như giếng giữa đàng

Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.

icon-date
Xuất bản : 28/02/2022 - Cập nhật : 28/02/2022