logo

Đọc hiểu câu chuyện Người tiều phu học giả

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu câu chuyện Người tiều phu học giả hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu câu chuyện Người tiều phu học giả đầy đủ nhất.


Đọc hiểu câu chuyện Người tiều phu học giả - Đề số 1

Người tiều phu và học giả

Bài học ý nghĩa từ câu chuyện cuộc sống Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người. Đầu tiên, tiều phu ra câu đố: "Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?". Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì. "Tôi cũng không biết!", tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm: "Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi." Học giả vô cùng sửng sốt..

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 

2.Tìm một từ Hán Việt có trong văn bản, giải thích nghĩa của từ đó. 

3. Vì sao cũng không trả lời được câu hỏi mà người tiều phu kiếm được 5 đồng?. 

4. Bài học rút ra từ văn bản. 

  Trả lời:

1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự

2. Một số từ Hán Việt:

- Tiều phu: là người đàn ông chuyên kiếm củi trong rừng

- Học giả: người có kiến thức uyên bác.

3. Không trả lời được câu hỏi mà người tiều phu kiếm được 5 đồng vì người học giả đã không trả lời được câu hỏi đó của người tiều phu thì sẽ được 10 đồng, khi người học giả hỏi lại tiều phu ông không biết nên chỉ mất 5 đồng.

4. Bài học rút ra từ văn bản:

- Sự tài giỏi và khôn ngoan không thể hiện ở việc bạn có nhiều hay ít kiến thức mà ở thái độ cuả bạn đối với tri thức.

Bộ đề đọc hiểu câu chuyện Người tiều phu học giả hay nhất

Đọc hiểu câu chuyện Người tiều phu học giả - Đề số 2

Người tiều phu và học giả

Bài học ý nghĩa từ câu chuyện cuộc sống Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người. Đầu tiên, tiều phu ra câu đố: "Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?". Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì. "Tôi cũng không biết!", tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm: "Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi." Học giả vô cùng sửng sốt.. 

1. Câu chuyện trên sử dụng PTBĐ chính nào?

2. Nội dung chính của câu chuyện trên là gì?

3. Theo anh/chị, khiêm tốn là gì? Khiêm tốn được thể hiện qua những yếu tố nào?

4. Bài học nhận thức và hành động anh/chị rút ra từ câu chuyện?

Trả lời:

1. PTBĐ chính: Tự sự

2. Nội dung chính: cuộc thi tài của vị học giả và bác tiều phu.Vị học giả tự cho rằng mình là người hiểu biết sâu rộng, thông tường tri thức, xem thường người tiều phu, kết quả bị rơi vào tình huống “dở khóc dở cười”. Người tiều phu bình tĩnh, khiêm nhường, không khoa trương nhưng lại rất thông minh.

3. Khiêm tốn không chỉ là lối sống tích cực mà còn là nghệ thuật sống, là nền tảng giúp mỗi người trong vấn đề gây dựng sự nghiệp. Người sống khiêm tốn thường không tự kiêu, họ luôn biết vị trí của mình ở đâu và không ngừng học hỏi; họ biết cách kiểm soát bản thân, vì vậy thường có lời nói, hành động rất chuẩn mực và luôn được mọi người yêu mến.

-  Khiêm tốn thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động giữa người với người trong cuộc sống.

4. Bài học nhận thức và hành động 

- Câu chuyện Người tiều phu và học giả đã đem đến cho người đọc một triết lí nhân sinh sâu sắc và sự cần thiết phải rèn luyện đức tính khiêm tốn. Một câu chuyện nhỏ - một bài học lớn về cách ứng xử và thái độ sống tích cực.

- Vốn hiểu biết của mỗi người là hữu hạn giữa kho kiến thức vô hạn của nhân loại, xung quanh ta có biết bao điều mới lạ về cuộc sống mà bản thân ta chưa thể khám phá hết. Vì vậy, chúng ta phải biết khiêm tốn, không ngừng học hỏi để có thể tiếp thu được những tri thức bổ ích mà con người đã tích lũy được qua bao thế hệ. Hãy rèn luyện tính khiêm tốn từ những điều nhỏ nhất, đó là nhân tố thiết yếu giúp mỗi người thành công trong cuộc sống bởi “kiến thức của con người chỉ là một giọt nước trong biển cả mênh mông”, “Sông càng sâu càng tĩnh, người càng hiểu biết càng khiêm nhường”.

icon-date
Xuất bản : 12/01/2022 - Cập nhật : 26/03/2022