logo

Đọc hiểu Người ăn cắp cừu (2 đề)

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Người ăn cắp cừu: Cho biết phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản?  Theo em, tại sao chàng trai (nhân vật người em) ngày xưa trộm cừu lúc về già lại được "tất cả mọi người yêu quý, kính trọng" và suy tôn là “Thánh nhân”. Xác định và gọi tên phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau: Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên. dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự "ST" vẫn còn in dấu trên vầng trán anh. 

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu:

NGƯỜI ĂN CẮP CỪU

Tại một vùng nông thôn nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự “ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ stealer).

Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống bằng cách chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ “ST” đáng nguyền rủa này.

Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin cẩn của người xung quanh và của chính tôi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm của một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên, dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự “ST” vẫn còn in dấu trên vầng trán anh.

Ngày kia, một người lạ mặt hỏi cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Tôi không biết lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện(saint).

(Dẫn theo nguồn từ Intennet)

Đọc hiểu Người ăn cắp cừu

Đọc hiểu Người ăn cắp cừu - Đề số 1

Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản?

Câu 3. Theo em, tại sao chàng trai (nhân vật người em) ngày xưa trộm cừu lúc về già lại được "tất cả mọi người yêu quý, kính trọng" và suy tôn là “Thánh nhân”

Câu 4. Xác định và gọi tên phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau: Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên. dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự "ST" vẫn còn in dấu trên vầng trán anh. 

Câu 5. Xác định trạng ngữ và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn sau: Ngày kia, một người lạ mặt hỏi cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên: Tự sự

Câu 2. 

Nội dung chính của văn bản: Chuyện kể về hai anh em sinh đôi đi ăn trộm cừu sau đó bị dân làng trừng phạt, một người bỏ đi mất tích, một người ở lại tìm cách chuộc lỗi và lúc về già được mọi người yêu quý, kính trọng. 

Câu 3. 

Theo em, chàng trai (nhân vật người em) ngày xưa trộm cừu, lúc về già lại được "tất cả mọi người yêu quý, kính trọng" và suy tôn là “Thánh nhân” vì anh ta đã nhận ra lỗi lầm của mình và đã cố gắng hết sức để bù lại lỗi lầm, luôn sống vì người khác.

Câu 4. 

Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn: "Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên. dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự "ST" vẫn còn in dấu trên vầng trán anh" là: Sử dụng từ nối (Tuy nhiên)

Câu 5. 

Trong câu văn: “Ngày kia, một người lạ mặt hỏi cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này”

  • Trạng ngữ trong câu trên là: Ngày kia
  • Ý nghĩa của trạng ngữ: Đây là trạng ngữ chỉ thời gian

Đọc hiểu Người ăn cắp cừu - Đề số 2

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2. Hai anh em đã xử lý như thế nào trước lỗi lầm của mình?

Câu 3. Nếu một ngày em bị rơi vào tình huống mắc sai lầm, em sẽ chọn cách xử lý như thế nào? Vì sao?

Câu 4. Chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau: “Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin tưởng của những người xung quanh và của chính tôi”

Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn (6 đến 8 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về bài học rút ra từ văn bản trên?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên: Tự sự

Câu 2. 

Trước lỗi lầm của mình hai anh em đã xử lí bằng cách: Suy nghĩ và nói cho dân làng biết.

Câu 3. 

Nếu một ngày em bị rơi vào tình huống mắc sai lầm, em sẽ chọn cách xử lý thích hợp nhất tuỳ vào từng tình huống cụ thể. Có thể khi đó em sẽ nói cho mọi người về sai lầm của em và đề ra phương án xử lí hậu quả sai lầm đó một cách phù hợp nhất. Vì em muốn sống một cuộc sống tử tế, không phải hổ thẹn với ai. Em muốn tạo được giá trị cho bản thân, làm một người sống có ích cho xã hội, cộng đồng.

Câu 4. 

Công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau: “Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin tưởng của những người xung quanh và của chính tôi” là: dấu ngoặc kép dùng để trích suy nghĩ của nhân vật người anh.

Câu 5. 

Suy nghĩ của em về bài học rút ra từ văn bản trên đó là cách ứng xử trước lỗi lầm. Con người ai cũng có thể sẽ mắc sai lầm nhưng lựa chọn chạy trốn quá khứ hay là tiếp tục sống để sửa chữa những sai lầm là hai cách ứng xử khác nhau. Nếu con người biết đối diện với sự thật, sống cố gắng, phấn đấu, làm những việc tốt,… đó chính là cách sửa chữa lỗi lầm tốt nhất. Con người sống trong xã hội muôn màu, muôn vẻ thì ắt hẳn sẽ có khi ta mắc lỗi, vì vậy khi đứng trước những sai lầm của người khác chúng ta không nên kì thị, soi xét người khác vì như vậy dễ khiến họ mặc cảm, tự ti. Mỗi người cần có thái độ bao dung, cảm thông với những lỗi lầm của người khác. Cái nhìn bao dung, rộng lượng của mọi người giúp những người mắc lỗi không còn tự ti, từ đó họ lấy lại được niềm tin, động lực để phấn đấu sống tốt hơn. Biết cảm thông trước sai lầm của người khác cũng là cách để giúp họ sửa chữa lỗi lầm một cách dễ chịu, nhẹ nhàng.

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Người ăn cắp cừu. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 16/05/2023 - Cập nhật : 21/08/2023