logo

Đọc hiểu Đến chết vẫn hà tiện

Mỗi người đều có thói quen khác nhau trong sinh hoạt sống. Có người sống phóng khoáng, thoải mái chỉ cần bản thân vui vẻ, hạnh phúc là được, có người lại có thói quen tích góp, cần kiệm đến mức hạ tiện. Cùng tham khảo trả lời câu hỏi đọc hiểu Đến chết vẫn hà tiện nhé!

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

 ĐẾN CHẾT VẪN HÀ TIỆN

Ngày xưa có anh nhà giàu, tính hà tiện, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, chỉ khư khư tích của làm giàu. Có người bạn rủ ra tỉnh chơi, anh nấn ná không đi vì sợ, đi với bạn phải đãi bạn. Bị người ta chê cười mãi, một hôm, anh vào buồng giất một quan tiền vào lưng, rồi sai một người ở cùng đi lên tỉnh.

Đến tỉnh, anh trông thấy cái gì cũng muốn mua, nhưng sợ mất tiền rồi lại thôi. Trời nắng như thiêu, anh muốn vào quan uống nước, nhưng sợ phải trả tiền cho người nhà, đành đi qua. Đến chiều trở về, khi qua đò, đến giữa dòng, anh khát quá không chịu được mới cúi xuống uống nước chẳng may lộn cổ xuống sông.

Anh người nhà vội kêu to lên:

- Ai cứu chủ tôi, xin thưởng một quan tiền!

Anh keo kiệt đương loay hoay giữa dòng, nghe tiếng, cố ngoi lên nói:

– Một quan đắt lắm!

Anh người nhà vội chữa lại:

– Thôi thì năm tiền vậy!

Anh keo kiệt lại cố ngoi lên một lần nữa và chỉ kịp nói: "Năm tiền còn đắt quá...!" rồi chỉm nghỉm.

(Truyện cười dân gian- TruyenDanGian.Com)


Câu hỏi đọc hiểu Đến chết vẫn hà tiện  

Câu 1. Đối tượng mà tiếng cười hướng đến là ai? 

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

Câu 4. Câu "Một quan đắt lắm" được dùng với nghĩa tường minh hay hàm ẩn?

Câu 5. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hà tiện" ?

Câu 6. Đâu là chi tiết gây cười nhất trong câu chuyện?

Câu 7. Chi tiết "Anh keo kiệt lại cổ ngoi lên một lần rồi chìm nghỉm nữa và chỉ kịp nói: Năm tiền còn đắt quá...!". Có ý nghĩa gì?

Đọc hiểu Đến chết vẫn hà tiện

Trả lời câu hỏi

Câu 1.

- Đối tượng mà tiếng cười hướng đến là những người đọc

Câu 2. 

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự

Câu 3.

- Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ ba

Câu 4. 

- Câu "Một quan đắt lắm" được dùng với nghĩa tường minh, tức anh keo kiệt cảm thấy anh người nhà nói ra số tiền cứu mạng anh như vậy là quá lớn, muốn giảm tiền

Câu 5. 

- Hà tiện theo cách em hiểu là chỉ một người sống quá mức keo kiệt, bủn xỉn, thái quá, không dám tiêu pha, mua sắm bất cứ điều gì, chỉ muốn tích góp, dành dụm.

Câu 6.

- Chi tiết gây cười nhất trong bài chính là cuộc đối thoại của anh keo kiệt với anh người nhà ở đoạn cuối câu chuyện. Khi mà đến phút cuối cùng đứng giữa ranh giới giữa cái chết và sự sống thì bản chất keo kiệt, bủn xỉn của anh keo kiệt vẫn không bỏ, vẫn một mực rằng co giảm tiền đến mức thấp nhất.

Câu 7. 

Chi tiết "Anh keo kiệt lại cố ngoi lên một lần nữa và chỉ kịp nói: "Năm tiền còn đắt quá...!" rồi chìm nghỉm ". Có ý nghĩa thể hiện sự keo kiệt đến phút cuối cuộc đời của nhân vật, khi đã sắp chết nhưng vẫn còn kêu than năm tiền còn quá đắt. Đồng thời cũng đem đến cho người đọc thông điệp, cho dù bình thường có tiết kiệm đến đâu thì không nên thành thói hà tiện, trong phút giây sinh tử tiền không còn là quan trọng nhất, chết rồi số tiền mình tích cũng không tiêu được nữa, tiền làm ra chín là để tiêu vào việc quan trọng như sức khỏe, cuộc sống no đầy, hạnh phúc.

icon-date
Xuất bản : 19/12/2023 - Cập nhật : 19/12/2023