logo

Đọc hiểu Câu chuyện của hạt dẻ gai

Sự mạnh mẽ, dũng cảm không ngừng nỗ lực sẽ giúp ta ngày một phát triển vương tới được thành công rực rỡ, nếu cứ mãi hèn nhát, yếu đuối, núp sau bóng lưng của cha mẹ thì sẽ không bao giờ đạt được kết quả như ta hằng mong muốn. Cùng Toploigiai trả lời câu hỏi Đọc hiểu Câu chuyện của hạt dẻ gai nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Đọc hiểu Câu chuyện của hạt dẻ gai - ảnh 1
Đọc hiểu Câu chuyện của hạt dẻ gai - ảnh 2

Câu hỏi đọc hiểu Câu chuyện của hạt dẻ gai

Câu 1. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Mẹ Dẻ Gai

B. Một cây dẻ trong rừng già

C. Một nhân vật trong câu chuyện

D. Nhân vật "tôi" - đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai

Câu 2. Từ "chúng tôi" trong câu chuyện được dùng để chỉ những nhân vật nào?

A. Mẹ, hạt dẻ gai và các anh chị em

B. Nhân vật "tôi" và các anh chị em

C. Nhân vật "tôi" và các bạn trong rừng già

D. Những hạt dẻ gai trong rừng già

Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: "Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ."?

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. Điệp ngữ

D. So sánh

Câu 4. Vì sao khi mùa đông đến, "tôi" cứ mãi thu mình trong tấm áo gai xù ấm áp?

A. Vì "tôi" sợ xa mẹ, sợ tự lập và những gì lạ lẫm.

B. Vì "tôi" rất thích tấm áo gai xù ấm áp.

C. Vì "tôi" sợ gió lạnh, sợ mùa đông đến.

D. Vì "tôi" nhỏ nhất nhà và chưa đủ lớn.

Câu 5. Hãy tìm ba từ mà em cho là phù hợp để nêu bật đặc điểm của nhân vật "tôi".

Câu 6. Nhân vật "tôi" thể hiện được những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện đồng thoại?

Câu 7. Nêu bài học cuộc sống mà em có thể rút ra từ câu chuyện của hạt dẻ gai trong đoạn trích

Đọc hiểu Câu chuyện của hạt dẻ gai - ảnh 3

Trả lời Câu hỏi

Câu 1: D => Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật "tôi" - đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai

Câu 2: B => Từ "chúng tôi" trong câu chuyện được dùng để chỉ những nhân vật  "tôi" và các anh chị em

Câu 3: C =>  Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: "Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ là Điệp ngữ "cả"

Câu 4 :A => Khi mùa đông đến, "tôi" cứ mãi thu mình trong tấm áo gai xù ấm áp bởi vì "tôi" sợ xa mẹ, sợ tự lập và những gì lạ lẫm.

Câu 5:

- Ba từ mà em cho là phù hợp để nêu bật đặc điểm của nhân vật "tôi" : 

 + Dũng cảm

 + Dễ thương

 + Tình cảm

Câu 6:

- Nhân vật "Tôi" thể hiện được những đặc điểm của nhân vật trong truyện đồng thoại như:

+ Nhân vật được tác giả hóa thân thành cây cối để nói lên những suy nghĩ, hành động, khát vọng.

+ Được tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa mang những suy nghĩ, đặc điểm, tính cách như con người 

+ Tác giả sử dụng nhân vật đồng loại là cây cối để thu hút, gây ấn tượng, tạo sự sinh động, hấp dẫn cho câu chuyện để trẻ em dễ tiếp thu và cảm thụ tác phẩm được dễ dàng hơn.

Câu 7:

Bài học cuộc sống mà em rút ra từ câu chuyện hạt dẻ gai:

- Sợ sệt không giúp ta trưởng thành mà khiến ta trở nên yếu đuối, nhút nhát, không dám thể hiện bản thân

- Cha mẹ chúng ta không thể mãi mãi chở che ta như thửa còn thơ, mà ta phải học được cách mạnh mẽ sẵn sàng đương đầu với những sóng gió ngoài kia

- Những thử thách, khó khăn sẽ giúp ta trở nên dũng cảm khi đối mặt, học được cách nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ về một tương lai tươi sáng, như vậy nhất định ta sẽ thành công 

icon-date
Xuất bản : 25/12/2023 - Cập nhật : 25/12/2023