logo

Đặc điểm của loại hình Tiếng Việt

Câu hỏi : Đặc điểm của loại hình Tiếng Việt

Trả lời :

Trong ngôn ngữ người ta phân Tiếng Việt thành bốn loại hình chính:

+ Loại hình hỗn nhập

+ Loại hình chắp dính

+ Loại hình đơn lập

+ Loại hình hòa kết

Các đặc điểm của loại hình Tiếng Việt : 

- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngôn ngữ, tiếng trong Tiếng Việt trùng với âm tiết có thể là từ

- Âm tiết có kết cấu chặt chẽ, ranh giới rõ ràng, ở dạng đầy đủ, gồm phụ âm đầu, vần, thanh điệu

- Từ không biến đổi hình thái

- Trong các ngôn ngữ thuộc loại ngôn ngữ đơn lập, biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp sắp đặt từ theo hình thức trước sau, sử dụng hư từ, thay đổi trật tự sắp xếp của từ, nghĩa của từ.

Đặc điểm của loại hình Tiếng Việt

CÙNG TOP LỜI GIẢI TÌM HIỂU CHI TIẾT VỀ LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT NHÉ!


1. Ôn lại tiếng và từ:

- Phân biệt giữa tiếng và từ: Tiếng do ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh tạo thành. Tiếng nào cũng bắt buộc phải có vần và thanh. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt. Thanh ngang không đánh dấu khi viết, còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên. Riêng dấu nặng đặt phía dưới. Từ là ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Đơn vị cấu tạo từ là tiếng.

- Tiếng dùng để cấu tạo từ. Một từ có thể gồm một hoặc nhiều tiếng. Từ dùng để đặt câu.


2. Loại hình ngôn ngữ là gì?

- Là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ, trong đó bao gồm một hệ thống những đặc điểm có liên quan với nhau, chi phối lẫn nhau.

- Loại hình ngôn ngữ là tập hợp những ngôn ngữ có những đặc điểm giống nhau về hình thức (có những đặc điểm giống nhau về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp).


3. Có mấy lọai hình ngôn ngữ?

- Có 2 lọai hình ngôn ngữ: lọai hình ngôn ngữ đơn lập, lọai hình ngôn ngữ hòa kết.

- Ngôn ngữ đơn lập là Từ không biến đổi hình thái. Hình thái của từ tự nó không chỉ ra mối quan hệ giữa các từ ở trong câu, không chỉ ra chức năng cú pháp của các từ.

- Từ biến đổi hình thái để diễn tả quan hệ ngữ pháp. Đặc biệt có sự biến đổi nguyên âm và phụ âm trong hình vị. Do sự biến đổi này mang ý nghĩa ngữ pháp nên được gọi là "biến tố bên trong".

- Các hình vị trong từ ở ngôn ngữ hoà kết liên kết với nhau rất chặt chẽ. Chính tố không thể đứng một mình

- Một điểm đặc biệt của ngôn ngữ hoà kết là: Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp trong từ nhưng không thể tách biệt được. Có thể thấy như trong tiếng Anh, rất khó để phân biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp trong từ "feet" (số nhiều của "foot" = bàn chân). Chính bởi đặc điểm này mà người ta gọi là "ngôn ngữ hoà kết".


4. Tiếng Việt là loại hình nào?

- Tiếng Việt là loại hình đơn lập. Tức là loại ngôn ngữ không có hình thái, từ ngữ không bị biến hình, không bị thay đổi dù ở bất kỳ trạng thái nào.

- Tiếng là đơn vị của cơ sở ngữ pháp: Tiếng trùng với âm tiết trong tiếng Việt. Và âm tiết là sự phát âm của con người khi sử dụng ngôn ngữ nào đó. Độ dài ngắn của một từ sẽ cho ta thấy rõ về âm tiết. Âm tiết có kết cấu chặt chẽ, có ranh giới rõ ràng, ở dạng đầy đủ gồm có: phụ âm đầu, vần và thanh điệu.


5. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp:

- Sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và thêm vào các hư từ

- Hư từ là gì?

Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, hay nói chính xác hơn là chúng chỉ có chức năng ngữ pháp. Những từ này được dùng để biểu thị các mối quan hệ giữa các thực từ trong ngôn ngữ (Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng). Tùy vào chức năng, ngữ pháp của chúng, ta có thể phân biệt các loại hư từ như giới từ, liên từ, quán từ. Hư từ bào gồm các tiểu loại như phó từ(đã, từng, đang, chưa), liên từ(và, nhưng, hoặc), giới từ(đến, đối với, trong, ở trong), trợ từ(những, cái, thì, mà, là…), tình thái từ(à, ư, hử, chứ, chăng)

Ví dụ: 

Tôi ăn cơm.

Ăn cơm với tôi! /Ăn cơm cùng tôi! / Ăn phần cơm của tôi nhé! (với cùng, của là hư từ)

Tôi đang ăn cơm. /Tôi đã ăn cơm rồi. /Tôi vừa ăn cơm xong. (đang, đã, vừa là hư từ).

Rõ ràng, trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.

icon-date
Xuất bản : 02/12/2021 - Cập nhật : 08/12/2021