logo

Con người trong bài thơ Mùa xuân chín hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?

Câu hỏi: Con người trong bài thơ Mùa xuân chín hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?

Trả lời

- Hình ảnh con người trong bài thơ:

+ Bao cô thôn nữ hát trên đồi.

+ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

+ Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi.

+ Khách xa… lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.

+ Chị ấy, năm nay còn gánh thóc.

- Gắn với nhân vật trữ tình là hình ảnh khách xa.

- Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình: cô thôn nữ hát ca, một trong số đó có người đi lấy chồng là đối tượng quan sát.

- Hình ảnh nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình người chị gánh thóc là đối tượng nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình.

Con người trong bài thơ Mùa xuân chín hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?

>>> Xem trọn bộ: Bài Mùa xuân chín SGK 10 trang 50, 52 - Văn Kết nối tri thức

Tác giả Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình khi ông Nguyễn Văn Toản đang làm Chủ sự Sở Thương Chánh Nhật Lệ - Đồng Hới; lớn lên, Hàn Mặc Tử theo cha đi nhiều nơi và theo học ở các trường Tiểu học Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921 - 1923), Sa Kỳ (1924)... đến năm 1926, cụ thân sinh của Hàn Mặc Tử bị bệnh và mất ở Huế, Hàn Mặc Tử được mẹ cho học tiếp ở trường Pellevin - Huế. Năm 1930, Hàn Mặc Tử mới thôi học theo mẹ vào Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Gia đình ông theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phê Rô Phanxicô.

Hàn Mặc Tử mang vóc mình ốm yếu, tính tình hiền từ, giản dị, hiếu học và thích giao du bè bạn trong lĩnh vực văn thơ. Do cha ông là Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở, nên Hàn Mặc Tử cũng đã theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921 - 1923), Pellerin Huế (1926).

Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sĩ này. Ông được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo. Sau này, ông nhận một suất học bổng đi Pháp nhưng vì quá thân với Phan Bội Châu nên đành đình lại. Ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, năm ông 21 tuổi; lúc đầu làm ở Sở Đạc Điền.

icon-date
Xuất bản : 12/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022