logo

Chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương được nói tới trong văn bản.

Câu hỏi: Chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương được nói tới trong văn bản.

Lời giải:

Giống: diễn ra trong điều kiện không thuận lợi và cùng chung một kết quả rằng đội nào thổi cơm chín dẻo, ngon, xong trước thì thắng cuộc.

Khác:

  Hội thi Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội Hội thi ở làng Chuông (Hà Nội) Hội thi ở Từ Trọng (Hoằng Hóa – Thanh Hóa) Hội thi ở Hành Thiện (Nam Định)
Đối tượng Mỗi nhóm 10 người (cả nam và nữ)

- Về nữ: người dự thi thực hiện trong một vòng tròn đường kính 1,5 mét, vừa thổi cơm vừa phải giữ một cđứa trẻ chừng 07 -08 tháng tuổi (không phải con đẻ của người dự thi) và canh chừng một con cóc (không để nó nhảy ra khỏi vòng tròn).

- Về nam: mỗi người dự thi một bếp; đặt sẵn bên bờ một cái ao hay bờ đầm.

Có thể là nam, nữ. Dành cho nam.
Cách thức

Bước 01: thi làm gạo: sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, giần, sàng. Đội nào có được gạo trắng nhất là thắng cuộc.

Bước 02: tạo lửa và lấy nước: tạo lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau, áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km, nước chứa sẵn trong bốn cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Đội nào tạo được lửa và lấy được nước về đích trước thì đội đó thắng cuộc.

Bước 03: nấu cơm: đội nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của đội đó được dùng để cúng thần.

- Về nữ: người chơi phải dùng lửa lấy từ bùi nhùi rơm, nhóm củi, đặt bếp, trông để đứa trẻ không khóc và canh chừng con cóc. Thời gian là cháy hết một nén hương. Cơm chín trước, dẻo ngon hơn là người thắng cuộc.

- Về nam: sau hồi trống lệnh, các chàng trai bước xuống một cái thuyền nan, bơi bằng tay sang bờ bên kia, áp thuyền vào bờ và thực hiện hết thảy các việc trên thuyền bồng bềnh. Tay ướt vẫn phải đánh lửa, thổi cơm và giữ thuyền ổn định. Ai thôi được nồi cơm thơm dẻo, ngon, xong trước là người thắng cuộc.

Sau hiệu lệnh, các thi sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm. Thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm chí có lần thi gặp mưa phùn gió bấc. Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc cho xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc. Mỗi nhóm hai người, xếp thành hàng ngang. Một người buộc cành tre dẻo, dai vào lưng, ngọn tre cao hơn đầu. Trên ngọn tre đeo sẵn một niêu cơm. Người kia có nhiệm vụ đun nấu. Khi có hiệu lệnh, người nấu phải nhanh chóng dùng hai thanh nứa già tạo ra lửa rồi châm vào bỏ đuốc hơ dưới đấy niêu. Cả hai người vừa nấu vừa bước quanh sân đình. Hết tuần hương, ai có niêu cơm chín đều, dẻo ngon thì thắng cuộc.

>>> Xem trọn bộ: Bài Hội thi thổi cơm SGK 7 trang 106, 107, 108 - Văn Cánh diều

Kiến thức liên quan về Hội thi thổi cơm ở các địa phương:

Nét văn hóa độc đáo Lễ hội thổi cơm thi làng Thị Cấm

Đây là một phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm mới ấm no, hạnh phúc, mọi nhà bình yên.

Lễ hội văn hóa truyền truyền thống được tổ chức để tưởng nhớ công ơn của vị thành hoàng làng Phan Tây Nhạc. Tương truyền, ông là tướng quân của Vua Hùng Vương thứ 18. Bên cạnh tài điều binh khiển tướng, ông còn thường xuyên tổ chức thổi cơm thi để chọn người hậu cần tài giỏi. Cho đến nay, Lễ hội thổi cơm thi vẫn là lễ hội vô cùng độc đáo, gắn bó với phong tục tập quán của người Việt và tô đậm thêm truyền thống văn hóa giữ nước của cha ông.

Hội thổi cơm thi tại lễ hội làng Đăm

Tại lễ hội làng Đăm, người chơi sẽ không chơi thành đội 10 người như hội thổi cơm thi làng Thị Cấm, hay 3, 4 người như tại nhiều lễ hội khác mà chơi riêng theo từng cá nhân. Người chơi thường là những thiếu nữ trong làng. Mỗi vòng thi diễn ra trong thời gian 5 phút với 6 người chơi. Luật chơi rất đơn giản.

Mỗi người chơi phải tự cho gạo, cho nước vào niêu của mình. Sau đó mang chiếc niêu đó trên mình bằng một thanh tre buộc cố định trên lưng. Trong quá trình nấu phải đi thành một vòng tròn; tay cầm những bó nứa đốt cho đến khi cơm chín hoặc hết thời gian thì dừng lại. Tiêu chuẩn để chấm điểm là niêu cơm phải chín đều, không bị khê, cháy. Tuy nhiên nếu không khéo léo thì việc nấu được một niêu cơm ngon không hề dễ dàng. 
Thành viên tham dự là các cô gái chưa chồng trang phục đẹp. Họ vừa thổi cơm vừa phải bế một đứa trẻ chưa đầy một tuổi và giữ một con cóc không cho nó nhảy ra khỏi cái vòng tròn có đường kính chừng 1 m. Ðịa điểm dự thi là khu đất bằng phẳng bên cạnh đình làng, thời gian quy định là cháy hết một nén hương dài khoảng 40 cm. Các cô gái dự thi đều phải buộc một sợi dây bao ở lưng để cài vào phía sau dây bao ấy một cái cần câu uốn cong về phía trước mà treo niêu thổi cơm. Vật dụng kèm theo là một nắm bùi nhùi, hai thanh nứa để kéo lửa, nhai mía lấy bã làm củi. Mọi người dự thi phải tự mình thực hiện các khâu kéo lửa, nhóm lửa, thổi cơm, giữ đứa trẻ không khóc, giữ cóc không ra khỏi vòng trong khoảng thời gian quy định.
Sau khi thẻ hương cháy hết, những ai thổi được niêu cơm chín tới, thơm dẻo, khi đập vỡ niêu có một lớp cháy vàng ôm lấy chung quanh và trong quá trình thi mà con không khóc, cóc không nhảy ra khỏi vòng tròn là đoạt giải. Làng sẽ trao giải thưởng và đem nồi cơm đoạt giải ấy vào đình làm lễ cúng thổ công cùng với thần nông, thành hoàng.

Lễ hội thi thổi cơm ở làng Thị Cấm (Hà Nội) 

Hội thi thổi cơm diễn ra sáng nay, 23.2 (mùng 8 tháng giêng), tại làng Thị Cấm (xã Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Tương truyền, lễ hội thổi cơm ở làng Thị Cấm bắt nguồn từ việc tướng Phan Tây Nhạc (đời vua Hùng Vương thứ 18) khi đi đánh giặc thiếu quân lương đã đóng quân tại đây và kêu gọi nhân dân góp gạo.

icon-date
Xuất bản : 16/08/2022 - Cập nhật : 02/08/2023