logo

Yếu tố kì ảo trong truyện Thánh Gióng


Câu hỏi: Yếu tố kì ảo trong truyện Thánh Gióng

Trả lời:

+ Sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai). Thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười.

+ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

+ Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.

+ Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.

+ Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.

+ Khi dẹp xong giặc, Gióng và ngựa sắt từ từ ba lên trời.

+ Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ.


Những bài văn mẫu phân tích những yếu tố thần kì và chỉ ra vai trò của nó trong truyền thuyết “Thánh Gióng”


Mẫu số 1

Những vần thơ giản dị của nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa thành công chân dung người anh hùng Phù Đổng Thiên Vương. Đó là nhân vật trung tâm của truyền thuyết “Thánh Gióng” và xoay quanh nguồn gốc, sự ra đời, hành trang của nhân vật đều gắn với những yếu tố thần kì, tạo nên biểu tượng cao đẹp cho tinh thần yêu nước và sức mạnh cộng đồng của nhân dân. Đồng thời cho thấy quan niệm và mơ ước của nhân dân ta về hình tượng người anh hùng trong quá trình chống giặc ngoại xâm.

“Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai, lớn bổng nghìn cân

Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân”

                                                                                                (Trích “Theo chân Bác”- Tố Hữu)

Yếu tố thần kì là khái niệm bao gồm hai nét nghĩa chủ yếu: thần thánh và kì lạ, vừa kì ảo, hoang đường vừa huyền diệu. Yếu tố này xuất phát từ thế giới quan thần linh của người xưa, nhìn nhận và giải thích thế giới theo khuynh hướng thần kì hóa. Trong những câu chuyện truyền thuyết, yếu tố thần kì có vai trò tô đậm và huyền ảo hóa cuộc đời của nhân vật lịch sử gắn với sự kiện lịch sử.

Trong truyền thuyết “Thánh Gióng”, yếu tố thần kì xoay quanh cuộc đời nhân vật được làm nổi bật ở những chi tiết: sự ra đời đầy kì lạ của chú bé Gióng, tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là đòi đánh giặc, sau đó bỗng nhiên lớn nhanh như thổi, trở thành một tráng sĩ, cuối cùng là đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp để lại và bay thẳng lên trời. Như vậy, từ lúc sinh ra đến lúc hóa thân, hành trang của nhân vật luôn được bọc trong chiếc áo khoác của yếu tố thần kì, mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

Yếu tố kì ảo trong truyện Thánh Gióng

Sự ra đời hết sức kì lạ của cậu bé Gióng được mô tả thông qua mô típ sinh nở thần kì của người mẹ. Bà mẹ có thai sau khi ướm chân mình lên vết chân rất to ở ngoài đồng và mười hai tháng sau, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú nhưng đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, không biết cười, không biết đi. Chi tiết thần kì đó mang tính dự báo về cuộc đời và chiến công của nhân vật ở chặng sau. Và đúng như tiền đề mà yếu tố thần kì đã dự báo, tiếng nói đầu tiên mà cậu bé cất lên là tiếng nói đòi ra trận đánh đuổi giặc ngoại xâm, cho thấy tinh thần yêu nước trỗi dậy mạnh mẽ khi đất nước gặp hiểm nguy.

Sau đó chú bé lớn lên như thổi, trở thành một tráng sĩ nhờ vào sự gom góp lương thực của dân làng đã thể hiện Gióng khôn chỉ là một anh hùng kiệt xuất mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và sức mạnh cộng đồng. Và cuối cùng, sau khi đánh đuổi giặc Ân, Thánh Gióng bay thẳng về trời. Trong ngôn ngữ thông thường, “về trời” là cách nói giảm nói tránh của việc chết đi nhưng trong truyền thuyết này, Thánh Gióng không hề chết đi mà bay vào cõi bất tử và trở thành một trong Tứ bất tử của thánh điện Việt. Đôi cánh tưởng tượng của người xưa đã bay cao phủ lên hành trang nhân vật màu sắc kì ảo cho thấy người anh hùng không hề chết đi mà luôn sống mãi trong tâm thức dân gian. Hình ảnh Thánh Gióng bay lên trời đầy đẹp đẽ gửi gắm ý nghĩ kết thúc chiến tranh, đồng thời thể hiện quan điểm và ước mơ của người xưa về hình tượng người anh hùng.

Như vậy, tác giả dân gian đã vận dụng thành công yếu tố thần kì để xây dựng và ca ngợi nhân vật anh hùng. Phù Đổng Thiên Vương đã hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ, cùng sức mạnh phi thường và trở thành biểu tượng biểu trưng cho những nét đẹp hào hùng nhất về người anh hùng chống ngoại xâm.


Mẫu số 2

Văn học dân gian Việt Nam vốn phong phú và đa dạng với nhiều thể loại ca dao, thành ngữ, tục ngữ, truyện cười, đố vui,... Trong đó có một phần lớn là sự đóng góp của các truyền thuyết mang tính lịch sử, phản ánh đời sống tinh thần của nhân dân ta từ thuở sơ khai, là nhận thức và giải thích của con người trước những hiện tượng kỳ bí, chưa thể lý giải đồng thời cũng bộc lộ những niềm tin, những khát khao hy vọng của nhân dân về một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc dưới sự che chở của thánh thần và chân lý hướng thiện muôn đời. Thánh Gióng là một truyền thuyết nổi tiếng về vị anh hùng chống giặc ngoại xâm, mỗi một chi tiết hoang đường, kì ảo trong câu chuyện đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt chứ không chỉ là mang đến sức hấp dẫn cho truyền thuyết.

Chi tiết đặc biệt đầu tiên đó chính là hoàn cảnh xuất thân của Thánh Gióng, như mô típ thường gặp của các nhân vật chính, sự ra đời của nhân vật này có nhiều điểm kỳ lạ báo hiệu một cuộc đời uy vũ, bất phàm. Cha mẹ là cặp vợ chồng già, đã lâu không có con, bà mẹ chỉ ướm chân vào một dấu chân lớn mà lại hoài thai mười hai tháng mới sinh ra ông. Dẫu Thánh Gióng không xuất thân quý tộc, hiển hách nhưng ông lại có cha mẹ là những con người hiền lành, chân chất, sống phúc đức điều ấy gián tiếp khẳng định gốc rễ nhân phẩm của nhân vật này. Đôi lúc người ta có thể suy rộng ra, Thánh Gióng là đứa con trời đầu thai vào gia đình hiếm muộn để bù đắp cho những điều phúc đức mà cha mẹ ông tạo nên ở nhân gian. Ngoài ra, xuất thân của Thánh Gióng còn khẳng định một chân lý muôn đời, người anh hùng luôn xuất hiện trong nhân dân, được nuôi nấng bởi nhân dân và cuối cùng sẽ vì nhân dân mà hoàn thành sứ mệnh bảo vệ cuộc sống, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Điều đó tương đương với việc khẳng định phẩm chất anh hùng, phi thường của nhân dân ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Chưa hết, việc sinh trưởng bất thường của nhân vật chính cũng đem lại nhiều ý nghĩa, ba tuổi không biết nói, không biết đứng, biết ngồi, cha mẹ đặt đâu nằm đấy là biểu hiện của sức mạnh tiềm tàng, đang ẩn giấu. Đôi lúc người ta liên tưởng sự sinh trưởng của Thánh Gióng cũng giống như loài tre xanh, mất bốn năm nuôi một bộ rễ hầu như chẳng thấy cây lớn, đến năm thứ năm thì chỉ trong một đêm cây có thể cao tới vài mét, đó chẳng phải là sự sinh trưởng thần kỳ sao. Thánh Gióng cũng vậy, ông bắt đầu lớn lên một cách thần kỳ sau khi gặp sứ giả, đó là sự lạ chưa từng thấy bao giờ, điều đó càng tô vẽ thêm cho vẻ đẹp phi phàm, uy vũ của người anh hùng trong truyền thuyết. Ngoài ra sự lớn lên kỳ diệu của Thánh Gióng cũng là tượng trưng cho lòng yêu nước thầm kín của nhân dân Việt Nam, trong mỗi trái tim là dòng máu nóng hòa lẫn tình yêu nước nồng nàn, tình cảm ấy chỉ được bộc lộ một cách mạnh mẽ nhất, phá tan lớp vở thầm lặng khi đất nước lâm nguy. Hình tượng Thánh Gióng chính là biểu tượng cho lòng căm ghét quân thù và lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, sẵn sàng trở nên lớn mạnh bất cứ lúc nào chống lại mọi kẻ thù xâm lược. Việc cả làng góp cơm, góp gạo cho Thánh Gióng ăn, là biểu tượng cho tình đoàn kết, thống nhất sức mạnh của toàn dân tộc, của hậu phương và tiền tuyến, mỗi hạt cơm hạt gạo đều chứa đầy những niềm tin, niềm hy vọng quét sạch bóng quân thù, trả lại cuộc sống bình yên của nhân dân.

Chi tiết roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc là một chi tiết đắt giá và hay, nhằm ca ngợi sức mạnh, vẻ đẹp trí tuệ và sáng tạo của nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Dù đương đầu với bất kỳ khó khăn nào, chúng ta cũng không lùi bước, thay vào đó sử dụng trí thông minh của mình để làm nên những kỳ tích tuyệt vời.

Hình ảnh Thánh Gióng bỏ lại giáp sắt cưỡi ngựa sắt về trời có nhiều ý nghĩa, trước tiên việc bỏ lại giáp sắt tức là ý giao phó, biểu trưng cho việc Thánh Gióng đã hoàn thành việc đánh đuổi quân thù, nay giáp sắt đã không còn ý nghĩa nữa. Chuyện cưỡi ngựa về trời nhằm nhấn mạnh, tô đậm thêm vẻ đẹp thần thánh, bất tử của người anh hùng trong tiềm thức của nhân dân, là niềm tin, khát khao mộng ước của nhân dân về sự giúp đỡ của thần phật trong công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Ngoài ra chi tiết này có thể còn lý giải, và giảm nhẹ cho sự tàn khốc của chiến tranh, việc Thánh Gióng biến mất, có một số tài liệu chép rằng do ông bị thương quá nặng, nên đã lặng lẽ vào rừng sâu rồi táng thân ở trong ấy không ra nữa. Nhân dân vì quá đau lòng nên đã chọn cách nghĩ rằng ông về trời phụng mệnh để cho câu chuyện thêm đẹp và bớt đi phần bi thương.

Những chi tiết đặc biệt được đưa vào trong câu chuyện đã tạo nên sự hấp dẫn cho một tác phẩm, đồng thời còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt mà cổ nhân muốn gửi gắm. Trước hết là thể hiện vẻ đẹp tín ngưỡng, văn hóa, đời sống tinh thần của nhân dân ta từ xa xưa, sau là đưa đến những bài học sâu sắc có ý nghĩa giáo dục thế hệ đi sau về lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết và sự sáng tạo trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.


Mẫu số 3

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian rất phổ biến và quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta từ bao đời nay. Thông qua truyền thuyết, nhân dân ta thể hiện khát vọng ước mơ về cuộc sống công bằng, hạnh phúc, tốt đẹp, thông qua những hình mẫu nhân vật lí tưởng. Đôi khi truyền thuyết còn giải thích sự kiện phi thường của các anh hùng trong lịch sử, vì muốn ca ngợi, tôn thờ, đồng thời giảm bớt nỗi đau khi họ hy sinh vì đất nước, nhằm củng cố niềm tin vào sự bất tử của các anh hùng này trong lòng người của chúng ta. Một trong những truyền thuyết tiêu biểu đó là truyền thuyết về Thánh Gióng kể về người anh hùng chống giặc ngoại xâm, có lai lịch kỳ lạ, bí ẩn.

Nói về nguồn gốc của Thánh Gióng, sự ra đời của ông có nhiều điều kỳ lạ, ông vốn là con của một cặp vợ chồng già sống có đức độ nhưng lại son sẻ, không con. Có lẽ ông trời run rủi hay bởi một phép màu nào đó đã sắp đặt cho người vợ ra đồng và đặt chân lên đồng một dấu chân. Về nhà không được bao lâu, bà lão phát hiện mình có thai, điều này đã đi ngược lại quy luật sinh nở của con người vốn đã rất kỳ lạ. Ngoài ra, quá trình mang thai của người mẹ không giống như những người khác, đủ 9 tháng, 10 ngày mới sinh nhưng đứa trẻ ở trong lòng mẹ đến 12 tháng mới được sinh ra (dân gian vẫn gọi là chửa trâu). ). Rồi đứa trẻ ra đời, tính tình trong sáng, khô khan nhưng đến 3 tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười, biết đi, dường như chỉ biết chờ một cơ hội nào đó. Tất cả những điều trên cho thấy một cuộc sống không tầm thường của đứa trẻ này.

Thật trùng hợp, lúc này nước ta có giặc ngoại xâm, vua cần người hiền tài ra giúp nước, sai sứ sang cầu hiền, cậu bé Gióng vốn không biết nói, nay mở miệng xin cho xem. Người báo tin. Sứ giả thấy một cậu bé mới 3 tuổi nhưng đã biết xin ngựa sắt, gậy sắt, áo giáp sắt, sẵn sàng ra trận thì lấy làm lạ và cũng hiểu đây là người tài mà vua cần. Vậy hóa ra chàng trai bấy lâu nay không nói gì chỉ chờ ngày này để mở lời vàng? Người thường không thể đoán được cách cư xử của Đức Chúa Trời.

Sự trưởng thành của Gióng cũng thật đáng ngạc nhiên, một người phải 18-20 mới thực sự trưởng thành, nhưng Gióng thì không như vậy. Chỉ trong mấy ngày, cậu bé đã lớn nhanh như thổi “Ăn bao nhiêu cũng không được, áo vừa sờ đã sờn”, rồi vươn vai đứng dậy, bỗng chốc trở thành anh hùng “Em cao hơn một trượng, oai phong lẫm liệt. ”, đó là khí chất của người anh hùng. Việc Thánh Gióng giết giặc cũng khiến người đời nể phục, dù ở đâu gậy sắt đuổi giặc cũng chết như rạ, giẫm đạp lên nhau bỏ chạy tán loạn. Sức mạnh và sự uy nghiêm của Thánh Gióng còn có thể thấy ở chỗ khi gậy sắt gãy, ông nhổ tre bên đường làm vũ khí, đó là một sức mạnh phi thường, chỉ có thần thánh mới làm được.

Chi tiết huyền diệu cuối cùng trong câu chuyện đó là việc Thánh Gióng bỏ lại áo giáp cưỡi ngựa bay về trời chứng tỏ thân phận của Thánh Gióng vốn là người từ trời sai xuống giúp nhân dân ta đánh tan quân xâm lược. cái lược. Theo một số tài liệu, Thánh Gióng vốn là người có công rất lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, nhưng sau khi bị thương nặng, biết không thể qua khỏi, ông đã cưỡi ngựa chạy trốn. Con ngựa đi sâu vào rừng và không bao giờ ra nữa. Vì vậy, chi tiết phi ngựa về trời là tấm lòng của nhân dân ta, nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước của người anh hùng tin rằng mình đã thành thánh, được về trời. Điều đó cũng khẳng định niềm tin của nhân dân ta vào công lý, người tốt sẽ được trời thương, kẻ xâm lược chắc chắn sẽ bị tiêu diệt.

Truyền thuyết về Thánh Gióng, với những chi tiết huyền ảo, tính cách chuẩn mực, hội tụ những phẩm chất tốt đẹp, xuất thân từ lạ, có phong thái uy nghiêm, có sức mạnh phi thường đã thể hiện niềm tin, khát vọng công lý, nghĩa khí của nhân dân ta. cái thiện ắt sẽ chiến thắng cái ác, con người sống nhân hậu, lương thiện luôn được thần linh che chở, giúp đỡ. Đồng thời, Thánh Gióng còn nhằm thể hiện sức mạnh, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

icon-date
Xuất bản : 23/08/2022 - Cập nhật : 30/11/2022