logo

Xúy Vân giả dại - Chèo (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Xúy Vân giả dại bao gồm tìm hiểu về sử thi và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Xúy Vân giả dại - SGK Văn 10 

Xúy Vân giả dại - Chèo


I. Khái quát tác phẩm Xúy Vân giả dại 


1. Thể loại

Chèo là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, phát triển mạnh ở phía bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và lan tỏa đến khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Du Miền Núi Bắc Bộ.

Xúy Vân giả dại - Chèo (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

Nhờ vào ngôn từ ví von cùng cách diễn tả trực tiếp, đa dạng mà Chèo được coi là loại hình sân khấu của hội hè đặc sắc. Không chỉ phổ biến từ thời xa xưa, mà ngày nay chèo vẫn có được chỗ đứng vững chắc trong lòng của khác giả nơi kinh thành Thăng Long nói riêng và đất nước ta nói chung. Hiện nay, trong hệ thống âm thanh sân khấu thì hát chèo cùng với hát chầu văn là những môn nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất.

Đây là loại hình nghệ thuật dân gian cùng với sự ra đời phát triển lâu dài từ thế kỷ 10 cho đến nay. Nên đa đi sâu vào đời sống xã hội của người dân Việt nam , phản ánh đầy đủ các góc nhìn của dân tộc: lạc quan, yêu nước, nhân ái, giản dị, kiên cường, bất khuất,… Cũng chính vì những nội dung đó mà Chèo có đầy đủ các thể loại văn học như: anh hùng sử thi, lãng mạn, thơ ca,… hơn hẳn các loại hình truyền thống khác hiện nay.

- Các vở chèo nổi tiếng như Lưu Bình - Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính,...


2. Xuất xứ

a. Vở chèo Kim Nham

Kim Nham là một trong số các vở chèo cổ kinh điển của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam. Vở chèo Kim Nham có trích đoạn "Xúy Vân giả dại" được đánh giá là một trong những trích đoạn hay nhất của chèo cổ Việt Nam.

b. Nội dung vở chèo Kim Nham

Kim Nham là một học trò nghèo xứ Sơn Nam, ngụ học ở kinh đô, được viên huyện Tể đem con gái là Xúy Vân gả cho, màn anh nàng là Cu Sứt ra dạy dỗ nàng trước khi lấy chồng tạo nên một lớp hề kinh điển . Sau khi cưới vợ, Kim Nham lại lên Tràng An theo đuổi công danh, còn Xúy Vân lẻ bóng và rất buồn trong cảnh chờ đợi.

Kim Nham vắng nhà thì Trần Phương, một gã nhà giàu đàng điếm ở Đông Ngàn, Bắc Ninh thông qua Mụ Quán tìm cách tán tỉnh Xúy Vân, xui nàng giả điên dại để thoát khỏi Kim Nham. Xúy Vân nghe theo bèn giả điên. Kim Nham nhận được thư Xúy Quỳnh là em gái Xúy Vân liền trở về, mời cô đồng, thầy cúng đến chạy chữa cho vợ nhưng không kết quả. Hai vợ chồng lập đàn thề nguyền giải thoát cho nhau. Vở diễn đến đây là hết

Ở Hà Nội thời tạm chiếm diễn thêm một đoạn: Kim Nham do quyết chí học hành, đã đỗ cao, được bổ làm quan. Trong khi đó Xúy Vân điên dại, phải đi ăn xin. Nhận ra vợ cũ, Kim Nham bỏ một nén bạc vào nắm cơm sai người đem cho. Xúy Vân bẻ nắm cơm, thấy có bạc, hỏi ra mới biết. Xấu hổ, nàng nhảy xuống sông tự vẫn.

c. Đoạn trích Xúy Vân giả dại

- Là lớp chèo thuộc loại đỉnh cao không chỉ của riêng vở Kim Nham mà còn của cả nền chèo cổ Việt Nam

- Đã có nhiều diễn viên khẳng định tài năng xuất chúng của mình nhờ lớp chèo này như Dịu Hương, Diễm Lộc, Thúy Ngần,...


2. Tóm tắt

Xúy Vân bước ra sân khấu với những câu hát nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực tỉnh táo về thân phận dang dở, bẽ bàng. Sau những câu hát xưng danh là tâm sự đau xót về một cuộc đời lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa. Đoạn trích tiếp tục những lời độc thoại về nỗi thất vọng trước mâu thuẫn vì ước mơ hạnh phúc tốt đẹp gặp phải thực tế phũ phàng. Màn kịch kết thúc trong tiếng cười điên dại, bất ổn, trớ trêu trong tâm trạng của Xúy Vân.


3. Bố cục 

- Phần 1: Từ đầu đến “ai biết là ai?”: Màn giới thiệu của Xúy Vân với khán giả

- Phần 2: Tiếp theo đến “than thân vài câu nhé”: Tình cảnh éo le, nỗi đau khổ của Xúy Vân hiện tại và niềm mong ước của nàng về một cuộc sống gia đình hòa hợp, hạnh phúc.

- Phần 3: Còn lại: Nỗi ân hận, xót xa và hối lỗi, tự trách của Xúy Vân


4. Giá trị nội dung 

- Đoạn trích đã khắc họa thành công hình hóa điên của nhân vật Xúy Vân qua những câu từ, lời lẽ và hành động của nhân vật.

- Từ hoàn cảnh của Xúy Vân, giúp người đọc hình dung được hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền.

- Thể hiện những quan niệm về gia đình, đạo vợ chồng.

- Bộc lộ niềm cảm thông đối với người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa.

- Thể hiện phần nào văn hóa làng xã của Việt Nam thuở xưa, coi trọng và khắt khe đối với phẩm chất của người phụ nữ.


5. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn từ được thể hiện đa dạng theo nhiều cách như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, điệu sử rầu, hát sắp, hát ngược.

- Thể hiện được những đặc trưng của thể loại chèo ở nhiều khía cạnh như cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn,...

- Giàu tính bi kịch.


6. Tác phẩm Xúy Vân giả dại

Kim Nham là một nho sinh, trọ học ở Trảng An£). Sau khi kết duyên với Xuý Vân, chàng tiếp tục lên kinh miệt mài đèn sách đợi khoa thi, để Xuý Vân sống trong cảnh cô đơn, buồn bã. Ở quê, Xuý Vân bị gãy Trân Phương tán tỉnh, hứa hẹn ngon ngọt. Nàng giả điên với hi vọng thoát khỏi Kim Nham để theo Trần Phương. Sau những cố gắng chạy chữa cho vợ không thành, Kim Nham đành phải để nàng được tự do. Xuý Vân tìm đến Trần Phương nhưng bị hẳn trở mặt, quay lưng. Từ chỗ giả điên, Xuý Vân đã hoá điên thật. Đoạn trích dưới đây thể hiện cảnh Xuý Vân tự dựng lên màn điên loạn của chính mình.

XUÝ VÂN (Noi lệch):

Đau thiết thiệt van,

Than cùng bà Nguyệt”

Đánh cho lẽ liệt,

Chết mệt con đồng. 

Bắt đò sang sông,

Bộ đồ, bớ đò”.

(Vỉa):

Tôi kêu đò, đồ nọ không thưa,

Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.

(Hát quá giang):

Nên tôi phải luy đò,

Cách con sông nên tôi phải lụy đò,

Bởi ông trời tối, phải luy cô bán hàng.

Chả nên gia thất thì về,

Ở làm chỉ mãi cho chúng chê, bạn cười. trạng thái tâm lý gì của

Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười, 

Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng.

Gió trăng thời mặc gió trăng,

Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên.

Chị em ơi!

Ra đây có phải xưng danh không nhỉ?

(Đế):

Không xưng danh, ai biết là ai?

XUÝ VÂN:

Bước chân vào tối thưa rằng vậy,

Chẳng giấu gì Xuý Vân là tôi, 

Tuy đại đột, tài cao vô giá, 

Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

Ai cũng gọi là cô ả Xuý Vân.

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,

Nên đến nổi điên cuồng, rồ dại.

(Hát điệu con gà rừng):

Con gà rừng ăn lẫn với công,

Đắng cay chẳng có chịu được,

Mà để láng giểng ai hay?

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu, 

Láng giềng ai hay, úc bởi xuân huyên

Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, úc bởi xuân huyên.

(Tiếng trống nhịp nối lên, Xu Vận múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xuý Vân hát lên rồi cười nhà hát điệu sa lệch).

Rủ nhau lên núi Thiên Thai,

Thấy hai con quạ đang ăn xoài trên cây.

Ba cô bán mắm trong làng,

Mắm không bán hết, còn quang với thùng...

Chị em ơi, tội thân thân tôi vài câu nhé.

(Đế):

Ờ.

XUÝ VÂN (Nói điệu sử rầu):

Than ôi!

Tôi thương nhân ngãi, tôi nhớ nhân tình

Đêm năm canh tôi thức cả vừa năm.

(Hát sắp):

Than rằng nhân ngãi, cựu tình tôi đâu

Con cá rô nằm vũng chân trâu,

Để cho năm bảy cần câu châu vào!

(Nói):

Chị em ơi, tôi hát xuôi cũng được,

Mà tôi hát ngược cũng hay,

Tôi hát câu này cho chị em nghe nhé!

(Hát ngược):

Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông,

Một đàn các cö con gái lội sông té bèo.

Chuột đậu cành rào, muỗi ấp cánh dơi,

Ông Bụt kia bẻ cổ con nai,

Cái trứng gà mà tha con qua lên ngồi trên cây.

Ở trong đình có cái khua, cái nhôi” 

Ở trong cái nón có cái kèo, cái cột, cách liên hệ bÃIt thường

Ở dưới sông có cái phố bán bát, giả điện.

Lên trên biển ta đốn gỗ làm nhà, Ta

Con ma kia ấp trứng ba ba,

Cưỡi con gà mà đi đánh giặc!

(Xuý Vân vào, vừa đi vừa cười điên dại)

(Ngữ văn 10 Nâng cao, tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr. 128 - 132)


7. Sơ đồ tư duy

Xúy Vân giả dại - Chèo (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

II. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Xúy Vân giả dại

Câu 1: Văn bản kể lại sự việc gì và diễn biến của sự việc đó như thế nào?

Lời giải:

Văn bản kể lại sự việc Thúy Vân giả dại (bị Trần Phương lừa gạt, xui giả điên để từ bỏ chồng, từ chỗ giả điên nàng trở nên điên thật). 

Diễn biến sự việc:

- Kim Nham - một học trò nghèo từ Nam Định lên Tràng An trọ học, đựơc huyện Tể gả con gái là Xúy Vân, một cô gái nết na, thùy mị.

- Trong khi chờ đợi chồng “dùi mài kinh sử” xa nhà, Xúy Vân bị Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình tán tỉnh và xui nàng giả dại để thoát khỏi Kim Nhan.

- Thúy Vân giả điên, Kim Nham hết lòng chạy chữa không được đành trả tự do cho nàng. Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ và điên thật.

- Kim Nham thành đạt, được bổ làm quan. Nhận ra vợ cũ điên dại phải đi ăn xin, Kim Nham bỏ nén bạc và nắm cơm sai người đem cho, Xúy Vân nhận ra và xấu hổ nhảy xuống sông tự vẫn.

Câu 2: Cuộc đời đưa đẩy, Xuý Vân rơi vào số phận bi kịch như thế nào?

Lời giải:

Kim Nham vắng nhà thì Trần Phương – một kẻ giàu có ở huyện Đông Ngàn Xứ Kinh Bắc – xui Xuý Vân giả vờ điên dại để tìm cách thoát khỏi Kim Nham, hắn sẽ cưới làm vợ. Xuý Vân thật lòng yêu Trần Phương và cũng mong muốn cuộc sống hạnh phúc có vợ có chồng nên đã nghe theo. Kim Nham tìm mọi cách thuốc thang chữa bệnh cho Xuý Vân nhưng không khỏi, chàng đành phải làm giấy để Xuý Vân được tự do. Lúc này Trần Phương lộ nguyên hình là một gã Sở khanh trở mặt. Xuý Vân từ chỗ giả điên thành điên thật. Nàng đi xin ăn. Kim Nham đỗ đạt được làm quan, nhận ra vợ cũ đã sai người bỏ nén bạc vào nắm cơm đem cho. Nhục nhã và đau khổ, Xuý Vân đã nhảy xuống sông tự tử.

Câu 3: Phân tích nghệ thuật diễn tả tâm trạng phức tạp của Xuý Vân qua lời hát của cô.

Lời giải:

- Tâm trạng phức tạp của Xuý Vân thể hiện trong mâu thuẫn giữa hình thức bên ngoài với nội dung tâm trạng bên trong.

+ Nội dung suy nghĩ, tâm trạng bên trong: Xuý Vân hoàn toàn tỉnh tháo, cô luôn day dứt, oán hận, trách móc…

+ Hình thức bên ngoài cô phải đóng vai một người điên; hành động và lời nói giống như người điên.

- Nghệ thuật diễn tả: Tác giả đan xen các lời thật, lời điên thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng.

- Sử dụng các làn điệu nói và hát khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật.

Câu 4: Trong một vở chèo cổ cũng có một nhân vật bị phê phán gần giống Xuý Vân. Đó là nhân vật nào? Ý kiến của anh (chị) về nhân vật đó. 

Lời giải:

- Trong chèo cổ có nhân vật Thị Mầu (vở chèo "Quan âm Thị Kính") gần giống với Xúy Vân. Thị Mầu cũng gặp bi kịch tình yêu, do khát vọng hạnh phúc mãnh liệt và không tự làm chủ được mình. 

- Nhân vật này có mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực.

+ Mặt tích cực: Có khát vọng hạnh phúc mãnh liệt và ước vọng giải phóng bản năng.

+ Mặt tiêu cực: Không làm chủ được bản thân, không thắng được nhục dục; lại có hành động ích kỷ, vu oan tình cho người khác (Kính Tâm).

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Xúy Vân giả dại trong bộ SGK Văn 10 theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/07/2022 - Cập nhật : 09/08/2022