logo

Xét các yếu tố nhiệt độ độ pH của môi trường

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Xét các yếu tố” kết hợp với những kiến thức mở rộng về  Enzim là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm môn Sinh học 10.


Trắc nghiệm: Xét các yếu tố

(1) Nhiệt độ

(2) Độ pH của môi trường

(3) Độ ẩm

(4) Nồng độ cơ chất

Có bao nhiêu yếu tố không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?

А. З 

В. 2 

С. 1 

D. 4

Trả lời:

Đáp án đúng: C. 1. Nhiệt độ

Giải thích: Yếu tố độ ẩm không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.


Kiến thức mở rộng về Enzim 


1. Tổng quan về enzim

Khái niệm: Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống.

Xét các yếu tố nhiệt độ độ pH của môi trường

Đặc điểm: Làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi sau phản ứng.

a. Cấu trúc của enzim

Thành phần: Chỉ gồm Prôtêin hoặc Prôtêin kết hợp với một chất không phải prôtêin.

Cấu trúc hóa học: Có một vùng chuyên biệt gọi là trung tâm hoạt động, đây là một chỗ lõm hoặc khe hở nhỏ trên bề mặt enzim

Cấu hình của trung tâm hoạt động phải tương thích với cấu hình không gian của cơ chất.

Tên enzim = tên cơ chất + aza

Ví dụ: Enzim phân giải tinh bột: Amilaza, enzim phân giải kitin: Kitinaza.

b. Cơ chế tác động của enzim

Xét các yếu tố nhiệt độ độ pH của môi trường (ảnh 2)

- Gồm các bước:

+ Enzim kết hợp với cơ chất tạo thành phức hợp Enzim - cơ chất.

+ Enzim tương tác với cơ chất tạo sản phẩm.

+ Sản phẩm tạo thành và enzim được giải phóng nguyên vẹn.

Ví dụ cơ chế hoạt động của enzim saccarozo.

- Liên kết enzim - cơ chất mang tính đặc thù. Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.

c. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

- Hoạt tính của enzim được xác định bằng lƯợng sản phẩm tạo thành từ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.

- Các yếu tố ảnh hưởng lên hoạt tính của enzim:

+ Nhiệt độ: Trong giới hạn nhiệt hoạt tính của enzim tỷ lệ thuận với nhiệt độ.

+ Độ pH: Mỗi enzim chỉ hoạt động trong 1 giới hạn pH xác định.

+ Nồng độ enzim và cơ chất: Hoạt tính của enzim thường tỷ lệ thuận với nồng độ enzim và cơ chất.

Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim: Một số hóa chất có thể làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim.


2. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

- Nhờ enzim mà các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống xảy ra rất nhạy với tốc độ lớn trong điều kiện sinh lí bình thường. Khi có enzim xúc tác, tốc độ của một phản ứng có thể tăng hàng triệu lần. Nếu tế bào không có các enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì được vì tốc độ của các phản ứng sinh hóa xảy ra quá chậm.

- Tế bào có thể điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế. Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình của enzim làm cho enzim không thể liên kết được với cơ chất. Ngược lại, các chất hoạt hóa khi liên kết với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim.

- Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế, làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hóa.

- Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì sản phẩm không những không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó cũng sẽ bị tích lũy lại gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hóa theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí. Các bệnh đó ở người được gọi là bệnh rối loạn chuyển hóa.


3. Ứng dụng của enzyme

- Trong y dược:

+ Phân tích xác định nồng độ cơ chất như glucose, cholesterol… với sự hỗ trợ của enzym phục vụ việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh, ví dụ dùng để kiểm tra glucose nước tiểu rất nhạy.

+ Xác định hoạt tính xúc tác của enzym trong mẫu sinh vật.

 Dùng enzym làm thuốc ví dụ protease làm thuốc tắc nghẽn tim mạch, tiêu mủ vết thương, làm thông đường hô hấp, chống viêm, làm thuốc tăng tiêu hóa protein, thành phần của các loại thuốc dùng trong da liễu và mỹ phẩm..

- Trong công nghiệp thực phẩm: 

Enzym là một công cụ để chế biến các phế liệu của công nghiệp thực phẩm thành thức ăn cho người và vật nuôi. Đặc biệt được dùng trong một số ngành công nghiệp thực phẩm: Sản xuất rượu vang, nước quả, quả cô đặc, mứt, nước giải khát, cà phê...

- Trong nông nghiệp:

Có thể sử dụng các loại chế phẩm enzym khác nhau để chuyển hóa các phế liệu nông nghiệp cải tạo đất phục vụ nông nghiệp: Dùng enzym vi sinh vật góp phần trong sản xuất phân hữu cơ thay thế cho phân hóa học.

icon-date
Xuất bản : 02/04/2022 - Cập nhật : 19/11/2022