logo

Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập do?

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập do?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Vương triều Hồi giáo Đê-li là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập do?

A. Người Hồi giáo gốc Trung Á hoàn thành chinh phục các tiểu quốc Ấn Độ.

B. Người Hồi giáo từ phương Tây hoàn thành thống nhất các tiểu quốc Ấn Độ.

C. Sự hợp nhất hai vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà và miền Trung Ấn Độ.

D. Chính sách tích cực của vương triều Hồi giáo ở vùng Tây Bắc Ấn Độ

Trả lời: 

Đáp án A: Người Hồi giáo gốc Trung Á hoàn thành chinh phục các tiểu quốc Ấn Độ.

Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập do Người Hồi giáo gốc Trung Á hoàn thành chinh phục các tiểu quốc Ấn Độ.

Giải thích: Khi người Hồi giáo gốc Trung Á bắt đầu tiến hành một cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ, từng bước chinh phuc các tiểu quốc Ấn rồi lập nên Vương Quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li (do vua đóng đô ở Đê-li, thành phố Bắc Ấn).

=> Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập là do Người Hồi giáo gốc Trung Á hoàn thành chinh phục các tiểu quốc Ấn Độ.


Kiến thức tham khảo về  Vương triều Hồi giáo Đê-li 


1. Hoàn cảnh ra đời Vương triều Hồi giáo Đê-li

- Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành cuộc chinh chiến vào vùng đất Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206-1526).

- Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hin-đu giáo, tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. Mặc dù các ông vua đã cố gắng thực thi nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước, nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi nỗi bất bình của nhân dân.

- Ngoài ra, một yếu tố văn hóa mới - Văn hoá Hồi giáo đã được du nhập vào Ấn Độ, làm cho nền văn hóa Ấn Độ phong phú và đa dạng hơn .

- Sự giao lưu văn hoá Đông – Tây cũng được thúc đẩy hơn. Thời vương triều hồi giáo Đê-li cũng là thời mà các thương nhân Ấn Độ đã tích cực đến một số nơi truyền bá đạo Hồi, đặc biệt là một số nước ở Đông Nam Á.

Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập do?

2. Chính sách thống trị:

- Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.

- Tự dành cho mình quyền ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.

- Mặc dù đã cố gắng thi hành nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước, nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi nỗi bất bình của nhân dân.


3.  Vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê- li:

- Vương triều Hồi giáo Đê-li tồn tại và phát triển hơn 300 năm (1206 - 1526).

- Vương triều này có vai trò to lớn trong việc truyền bá và áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo. Mở ra sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa phương Tây mà người A-rap mang đến. Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.

- Đây cũng là thời kì mà các thương nhân Ấn Độ du nhập Hồi giáo đến một số nơi, một số nước ở Đông Nam Á.

 

Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập do? (ảnh 2)

4. Sự trỗi dậy của Vương quốc Hồi giáo Đê-li

- Trong suốt 1000-1200 SCN, nhiều thay đổi đã xảy ra ở Trung và Tây Á. Đế chế Gujarat-Pratihara đang sụp đổ và gây ra bất ổn ở Bắc Ấn Độ. Người Thổ Nhĩ Kỳ đã thành lập một nhà nước mới ở phía tây bắc và có những cuộc xung đột liên tục nảy sinh giữa những người cai trị Khawarizmi của Iran và những người cai trị Afghanistan Ghurid. Điều này buộc những người cai trị Ghurid phải mở rộng sự cai trị của họ ở Ấn Độ. Hai trận chiến quan trọng đã diễn ra vào thời điểm đó giữa Ghurid Muizzuddin Muhammad và Prithviraj Chauhan: Trận Tarain năm 1191 và Trận Tarain năm 1192.

- Muizzuddin Muhammad cũng đã gây chiến với Jaichandra của vương quốc Gahadavala vào năm 1194 và đánh bại hắn. Điều này cho phép những người cai trị Ghurid tiến xa hơn về phía Benaras và Bihar. Muizzuddin Muhammad sau đó quay trở lại Trung Á để chiến đấu với những kẻ thống trị Khawarizmi đang cầm quyền, nơi ông đã bị đánh bại. Thất bại đã thúc đẩy Ghurid tập trung toàn lực ở Ấn Độ. Muizzuddin đã thành công trong việc đàn áp các nhà cai trị địa phương vào năm 1206.

icon-date
Xuất bản : 14/04/2022 - Cập nhật : 26/11/2022