logo

Viết đoạn văn suy nghĩ về bài học từ truyện cổ “Vua chích chòe”

Truyện cổ tích Vua chích chòe là truyện dân gian nổi tiếng với những ý nghĩa, bài học sâu sắc trong đạo làm người. Hãy cùng Toploigiai viết đoạn văn suy nghĩ về bài học từ truyện cổ Vua chích chòe thông qua các bài văn mẫu dưới đây nhé!


Mẫu số 1

Truyện cổ tích “Vua chích chòe” là câu chuyện dân gian nổi tiếng và mang nhiều ý nghĩa, cùng với những bài học về đức tính làm người vô cùng sâu sắc. Câu chuyên kể về cô công chúa vốn có xuất thân từ dòng tộc cao quý, được ăn sung mặc sướng, sống trong những lụa từ nhỏ, lại còn được ông trời ưu ái ban cho sắc vóc và khuân mặt xinh đẹp hơn người. Tưởng chừng được sinh gia và giáo dục trong môi trường tốt như vậy, công chúa sẽ là một cô gái hiểu chuyện, ngon hiền, lễ phép. Nhưng cô lại mang trong mình thói kiêu căng, không biết trân trọng những gì mình nhận được, đề cao bản thân và xem thường những người xung quanh. Chính sự kiêu ngạo đó, mà cô đã bị chính người cha của mình là đưc vua chừng phạt bằng cách cho kết hôn với một người ăn may đi ngang qua cùng điện. Từ đó, cô đã phải trải qua cuộc sống cực khổ là trước đây cô luôn khinh bỉ. Từ câu chuyện của cô công chúa, chúng ta đã rút ra được bài học là sống trên đời này, con người chúng ta không nên có thói kiêu căng, kêu ngạo xem thường người khác. Tính cách kiêu ngạo được xem là những tính cách xấu của con người, nó ảm chỉ những người xuất ngày chỉ quan tâm đến bản thân, cho mình là độc tôn, phớt lỡ đi những lời nói, dạy bảo của người khác, bỏ mất đi những lễ nghi, lễ nghĩa cơ bản. Những người có tính cách này thường gặp nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Bị mọi người xa lánh, vì không ai muốn làm bạn với những người xuất ngày chỉ quan tâm đến bản thân và coi thường những người xung quanh. Người có thói kiêu ngạo sẽ rất khó sẽ có thể tham gia làm việc học tập theo hình thức đội nhóm, vì họ chỉ quan tâm đến kết quả của bản thân, họ không nghe theo những chỉ dẫn những ý kiến thống nhất của nhóm, và dần dần sẽ bị xã hội coi thường, khinh ghét, sống cô đơn, không có nhiều bạn bè. Thói kiêu căng cũng làm cho họ mấ đi khả năng học hỏi, tiếp thu từ người khác, lâu dân sẽ ảnh hưởng đến kiến thức và bị mọi người cho là những kẻ ngu ngốc, ngạo mạn. Chính bản thân học sẽ tự tay hủy hoại con đường tri thức của mình, ngày càng khép chặt cánh của bước vào tương lai. Mất đi những mối quan hệ xã hội, sống như những con kén suốt đời gói mình trong chiếc ken chặt hẹp và tự vui trên chính những danh vọng ảo của mình. Từ kết cục và thử thách của cô công chúa, và những gì người có thói kiêu căng sẽ nhận được trong cuộc sống. Câu chuyện muốn nhắn nhủ chúng ta về một bài học làm người, gửi gắm đến chúng ta hãy sống là một có ích cho xã hội, cho đời mang những đức tính tốt đẹp mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời nay. Đừng để thói kiêu căng cắt đi cuộc sống đẹp phía trước, hướng con người sống với thái độ biết ơn, biết ơn những người sinh ra ta, những người ta gặp trên thế giới này, vì họ đều mang đến cho ta những bài học rất quý giá. Tính cách kiêu ngạo không hoàn toàn là xấu, nhưng chúng chỉ đúng nếu chúng ta biết được ý nghĩa của nó và tận dụng nó trong cuộc sống, biến nó thành sự tự tin cho bản thân mình. Câu chuyện về cô công chúa và cách hành xử của các vị vua không những thể hiện sự trừng trị của nhân dân đối với những kẻ kiêu ngạo mà còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Có thể nói đây chính là bài học đắt giá trong việc giáo dục con người và hướng chúng ta đến với lẽ sống cao đẹp.

Viết đoạn văn suy nghĩ về bài học từ truyện cổ “Vua chích chòe”

>>> Xem thêm: Qua văn bản “Vua chích chòe”, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo


Mẫu số 2

Truyện cổ tích Vua chích chòe là truyện dân gian nổi tiếng với những ý nghĩa, bài học sâu sắc trong đạo làm người. Cô công chúa trong câu chuyện có xuất thân cao quý, được sống trong nhung lụa, lại được trời ban cho sắc vóc hơn người. Cô không lấy đó làm biết ơn mà lại tỏ ra kiêu ngạo, đề cao bản thân và xem thường những người xung quanh. Chính vì sự kiêu ngạo đó, cô đã nhận được kết cục đích đáng khi trải qua cuộc sống khổ cực mà trước đây cô chưa từng nếm qua. Từ kết cục và thử thách đối với cô công chúa, tác giả dân gian muốn gửi gắm đến chúng ta bài học về thói kiêu ngạo ở đời, và hướng con người sống với thái độ biết ơn. Câu chuyện về cô công chúa và cách hành xử của các vị vua không những thể hiện sự trừng trị của nhân dân đối với những kẻ kiêu ngạo mà còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Có thể nói đây chính là bài học đắt giá trong việc giáo dục con người và hướng chúng ta đến với lẽ sống cao đẹp.

>>> Xem thêm: Dựa vào truyện cổ tích "Vua chích chòe", em hãy viết một đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình về hành động tính cách của cô công chúa


Mẫu số 3

“Vua chích chòe” - một trong những truyện cổ tích của nước ngoài đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Truyện gửi gắm bài học về thói kiêu căng, ngạo mạn trong cuộc sống. Nhân vật chính trong truyện là một cô công chúa. Mặc dù cô rất xinh đẹp, nhưng lại có thói kiêu căng, ngạo mạn. Cô đã chê bai, hạ thấp những người đến cầu hôn mình. Nhà vua đã trừng phạt con bằng cách sẽ gả cô cho kẻ ăn mày đi ngang qua cung điện. Công chúa đã phải trải qua những ngày tháng vất vả, cơ cực để từ đó nhận ra được sai lầm của bản thân. Cuối cùng, người ăn mày mà cô cưới lại chính là vua Chích chòe - người đã từng đến cầu hôn và bị cô chê bai. Truyện chính là bài học phê phán thói kiêu căng của con người và khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.

--------------------------------

Qua những nội dung trên, là những bài văn mẫu về đề tài Viết đoạn văn suy nghĩ về bài học từ truyện cổ “Vua chích chòe”. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình hoàn thành bài văn của mình. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 15/08/2022 - Cập nhật : 01/12/2022