logo

Từ việc đọc hiểu văn bản trên, cho biết: khi đọc, phân tích một kịch bản tuồng nói riêng, văn bản kịch nói chung, ta cần lưu ý những gì?

Câu hỏi: Từ việc đọc hiểu văn bản trên, cho biết: khi đọc, phân tích một kịch bản tuồng nói riêng, văn bản kịch nói chung, ta cần lưu ý những gì?

Lời giải:

- Xác định được đề tài, cảm hứng chủ đạo của văn bản.

- Xác định được tuyến nhân vật, đặc điểm tính cách của mỗi nhân vật.

- Chú ý đến lời thoại của nhân vật.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.

Từ việc đọc hiểu văn bản trên, cho biết: khi đọc, phân tích một kịch bản tuồng nói riêng, văn bản kịch nói chung, ta cần lưu ý những gì?

>>> Xem trọn bộ: Bài Huyện Trìa xử án SGK 10 trang 119, 121, 122, 123 - Văn Chân trời sáng tạo

Những kỹ năng đọc hiểu văn bản 

Các kỹ năng đọc hiểu văn bản hiện nay gồm có 3 kiểu chính sau:

1. Kỹ năng đọc hiểu chung áp dụng cho tất cả các dạng văn bản:

- Nắm được tác giả.

- Hiểu được ý nghĩa của các từ và cụm từ có trong văn bản, biết cách dự đoán và hiểu nghĩa từ mới.

- Nắm bắt được các ý chính và những chi tiết bổ trợ trong văn bản.

- Hiểu được vấn đề, giải pháp được đề cập trong văn bản.

- Nhận biết mục đích của tác giả.

- Liên hệ được các văn bản khác có liên quan hoặc thực tế cuộc sống.

2. Kỹ năng đọc hiểu các tác phẩm hư cấu (tác phẩm văn học, tiểu thuyết):

- Nắm được ngữ cảnh, cốt truyện và diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu và phân tích được các hình tượng nhân vật có trong tác phẩm.

- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật, biện pháp tu từ và ý nghĩa truyền tải từ tác phẩm.

3. Kỹ năng đọc hiểu văn bản phi hư cấu (sách thông tin, khoa học):

- Biết cách đọc các ký hiệu, chú thích, đồ thị, nhãn đính kèm…

- Phát hiện được các thông tin mới.

- Nhận diện được các quan điểm, lý do, lập luận, bằng chứng thể hiện trong văn bản.

- Nắm được các chủ đề, các nội dung quan trọng và các dữ kiện có liên quan.

- Có thể hệ thống hóa lại vấn đề một cách rõ ràng sau khi đọc.

icon-date
Xuất bản : 29/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022