logo

Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn (2) văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?

Câu hỏi: Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn (2) văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?

Lời giải

Sử dụng màu sắc: màu đen, màu xanh, màu vàng, màu đỏ.

Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn (2) văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?

>>>Xem trọn bộ: Bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam SGK 10 trang 82, 83, 84, 85, 86 - Văn Chân trời sáng tạo

Đoạn (2) văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam và nội dung và ý nghĩa của bức tranh dân gian Đông Hồ lợn đàn

- Đoạn (2) văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

2. Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp

Phong vị dân gian của tranh Đông Hồ thấm nhuần trong ý tưởng, cảm hứng nghệ thuật, đường nét, bố cục cũng như chất liệu giấy, màu sắc, quá trình chế tác,...

Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: vỏ con điệp (sò biển) được nghiền nát, trộn với hồ! rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy đó. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên lấy từ cây cỏ: màu đen từ than xoan hay than lá tre; màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm; màu vàng từ hoa hoè màu đỏ từ sỏi son, gỗ vang„... Bốn gam màu cơ bản này tương ứng với một bộ thường gồm bốn bản khắc gỗ để in tranh Đông Hè.

- Nội dung và ý nghĩa của bức tranh dân gian Đông Hồ lợn đàn

+ Hình tượng Lợn béo tròn đứng dáng trông nghiêng để nhìn thấy toàn thân chú lợn béo tốt.

+ Mặt Lợn to, tai lớn, mắt có vành mi.

+ Mõm Lợn nghiêng, nhưng Mũi lại gần như quay ra hướng chính diện, tạo dáng ngồ ngộ và động.

+ Ngấn mõm đều có 3 ngấn, và không quên hai ngấn mép của con Lợn như đang ăn ngấu nghiến thức ăn.

+ Bàn chân Lợn có 3 móng, trông rất vững chân đế.

+ Lưng Lợn với độ cong hơi võng, được thể hiện bằng một hoặc hai nét to bản. Nét ngấn ở phần đầu lợn với chân trước, vòng bụng và nét ngấn của bắp đùi sau là nét to dầy nối vào nét cong lượn của bụng Lợn. Xem rõ ở các chú lợn con.

+ Riêng đuôi Lợn ở bức Lợn đàn để thẳng xuôi xuống. Còn các bức lợn ăn cây ráy hay lợn độc đuôi xoáy lên. Điều này tạo nên sự sinh động cho mỗi bức tranh lợn khác nhau. Song điểm chung của đuôi lợn vẫn là: Lông cuối đuôi đều được cách điệu như một chiếc quạt hình lá đề, và đều quay ra phía trước.

+ Trên thân mình Lợn đều có hai xoáy Âm – Dương. Hai xoáy âm – dương này nằm phía trên ngang mình Lợn, vị trí (gần vai và mông) giúp hài hòa, cân bằng của đường nét. Lại mang ý nghĩa của thuyết âm dương hòa hợp để có thể phát triển.

+ Điểm thú vị ở bức tranh là dáng lợn trông nghiêng nhưng phần: Lông đuôi và mũi Lợn, kể cả tai Lợn đều theo hướng trông thẳng. Điểm này tạo cho bức tranh sự chuyển động vô cùng sinh động.

+ 5 chú lợn con còn thể hiện yếu tố ngũ hành. 5 chú mỗi chú một dáng vẻ: Chú thì muốn trèo lên lưng, chú lại muốn rúc vào bụng mẹ. Các chú khác đang hướng vào mầm lá khoai để ăn.

Tóm lại, qua hình ảnh chân thực, bố cục rõ ràng và giản dị. Ta thấy ở bức tranh là những chú lợn béo khỏe, vững chắc thể hiện ước muốn tăng gia sản xuất, ước nguyện về một cuộc sống no đủ, sung túc. Ngoài ý nghĩa tình mẫu tử, tình cảm mẹ con ở bức tranh còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở, con cháu đầy đàn (quy luật sinh tồn của tín ngưỡng phồn thực) và sự hòa hợp âm dương để cùng phát triển.

icon-date
Xuất bản : 30/08/2022 - Cập nhật : 30/11/2022