logo

Trao đổi ý kiến: ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy | Câu 1 trang 12 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Bánh chưng, bánh giầy (soạn 3 cách)

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Trao đổi ý kiến: ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

Soạn cách 1

Hình ảnh bánh chưng, bánh giầy là hai thứ bánh làm từ những sản phẩm do người nông dân, nó trở thành quả của họ và được sử dụng trong nhiều dịp khác nhau, đặc biệt là ngày Tết. Vì vậy mà nước ta có phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy để cúng lễ tổ tiên.

- Thứ nhất, bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho Đất, còn bánh giầy có hình tròn tượng trưng cho Trời. Và nước ta là nước có nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu trời đất mang lại. Nhân dân dùng hai thứ bánh này để cúng bái Trời Đất, để cảm tạ đã ban vụ được mùa, cầu có mùa màng sắp tới tốt tươi, khí hậu thuận lợi.

- Thứ hai, dâng hai thứ bánh này lên bàn thờ tổ tiên để bành tỏ lòng thành và sự biết ơn của con cháu đến ông cha. Đây là đạo lí « Uống nước nhớ nguồn » tốt đẹp của dân tộc cần được duy trì và phát huy.

Soạn cách 2

Ý nghĩa của phong tục làm bánh trưng bánh giầy: Truyền thống tốt đẹp để nhớ ơn tổ tiên và đề cao vai trò nghề nông.

Soạn cách 3

Phong tục làm bánh chưng bánh giầy vào dịp tết Nguyên Đán đã có từ lâu đời . Từ phong tục này ta thể hiện sự nhớ tới sự quan trọng của nghề nông, tỏ rõ sự biết ơn dành cho tổ tiên.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021