logo

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 12 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 12 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa trang 52, 53, 54, 56 dễ hiểu.

Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa trang 52, 53, 54, 56 SGK Địa lí 10 trang Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Soạn Địa 10 Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa - Chân trời sáng tạo


I. Khái niệm thủy quyển

- Khái niệm thủy quyển: là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm cả nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong bầu khí quyển, …

- Giới hạn trên và dưới của thủy quyển: 

+ Giới hạn trên: thủy quyển có thể thâm nhập tới giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển

+ Giới hạn dưới: thủy quyển tồn tại trong tầng nước ngầm của thạch quyển.


II. Nước trên lục địa


1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

* Nguồn cung cấp nước sông:

- Mùa lũ ở các sông khác nhau tùy thuộc nguồn cung cấp nước:

+ Sông chỉ có 1 nguồn cấp nước như: nước mưa thì chế độ nước đơn giản.

+ Sông có nhiều nguồn cấp nước như: nước mưa, băng, tuyết tan thì chế độ nước tương đối phức tạp.

- Nước ngầm có vai trò quan trọng trong điều hòa chế độ nước sông:

+ Vùng cấu tạo bởi đá thấm nước như granit, đá biến chất, thì nguồn nước ngầm phong phú nên sông ngòi có lượng nước dồi dào.

+ Vùng cấu tạo bởi đá không thấm nước như: đá phiến sét, mùa mưa lũ lên rất nhanh, mùa khô nước sông cạn kiệt hoặc rất ít nước.

* Các nhân tố tự nhiên khác:

- Địa hình: miền núi do địa hình dốc nên sông có tốc độ dòng chảy nhanh hơn ở đồng bằng.

- Thực vật: một lượng lớn nước nước mưa rơi xuống được tán cây giữ lại, thấm dần vào đất tạo những mạch nước ngầm. Rừng ở thượng nguồn giúp điều hòa dòng chảy, giảm lũ lụt, …

- Hồ, đầm: giúp điều hòa chế độ nước sông. Vào mùa lũ, 1 phần nước sông chảy vào hồ, đầm. Vào mùa cạn các hồ đàm lại góp phần cung cấp nước cho sông.


2. Hồ

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 11 Chân trời sáng tạo

Dựa theo nguồn gốc hình thành, có thể phân loại các hồ tự nhiên thành 2 nhóm chính:

- Hồ có nguồn gốc nội sinh:

+ Hồ kiến tạo: hình thành do các đứt gãy lớn như: Hồ Bai-can, Vĩ-to-ri-a, ...

+ Hồ núi lửa: hình thành trên miện núi lửa đã tắt như: Biển Hồ Plei-ku, hồ Crây-tơ, …

- Hồ có nguồn gốc ngoại sinh:

+ Hồ do băng hà tạo ra như: Ngũ Hồ, hồ Gấu Lớn, …

+ Hồ được bồi tụ do sông như: hồ Hoàn Kiếm, …


3. Nước băng tuyết

Đặc điểm của nước băng tuyết:

- Nước băng tuyết chiếm 10% diện tích lục địa, phân bố trên các đỉnh núi cao và vùng cực.

+ Nước băng tuyết phân bố rải rác ở đỉnh núi cao là nguồn cung cấp nước cho nhiều con sông lớn.

+ Nước băng tuyết ở vùng cực và cận cực có diện tích rộng lớn, bao phủ toàn bộ châu Nam Cực và phần lớn phía bắc châu Âu, châu Á và châu Mỹ.

- Vai trò của nước băng tuyết:

+ Điều hòa nhiệt độ Trái Đất.

+ Chiếm 70% lượng nước ngọt trên Trái Đất nênc ó vai trò cung cấp nước ngọt.

- Do biến đổi khí hậu mà nước băng tuyết hiện nay đang giảm dần.


4. Nước ngầm

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 11 Chân trời sáng tạo

Đặc điểm của nước ngầm:

+ Nước ngầm tồn tại thường xuyên trong tầng chứa nước.

+ Mực nước ngầm luôn thay đổi phụ thuộc nguồn cung cấp nước.

+ Nước ngầm cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, ổn định dòng chảy, chống sụt lún, …

- Những nhân tố ảnh hưởng tới mực nước ngầm:

+ Nước mưa

+ Hơi nước trong không khí

+ Nước từ sông ngòi thấm xuống

+ Địa hình

+ Cấu tạo đất đá, …


II. Bảo vệ nguồn nước ngọt

* Phải bảo vệ nguồn nước ngọt vì:

- Vai trò quan trọng của nước ngọt đối với cơ thể con người, trong các hoạt động sinh hoạt và sản xuất:

+ Nếu thiếu nước cơ thể sẽ mệt mỏi, bệnh tật. Vậy nên cơ thể con người cần 1 lượng nước để duy trì sự sống.

+ Nước ngọt cần thiết cho các hoạt động sinh hoạt như: ăn uống, tắm giặt, rửa bát, …

+ Nước ngọt cần thiết cho các hoạt động sản xuất như: tưới tiêu cho cây trồng, làm mát máy móc, thiết bị công nghiệp, …

- Nước ngọt chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong thủy quyển và đang ngày càng khan hiếm. Cụ thể, thủy quyển bao phủ tới 76% bề mặt Trái Đất, nhưng chỉ có 2,5% là nước ngọt, trong đó thì 70% lượng nước ngọt này tồn tại dưới dạng băng tuyết.

* Giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước ngọt:

- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới

- Sử dụng nguồn nước hợp lí

- Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước, …

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 12 Chân trời sáng tạo trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 09/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022