logo

Tác giả Vũ Quốc Trân (tiểu sử, tác phẩm, phong cách nghệ thuật)

Tác giả Vũ Quốc Trân là một người thông minh, học rộng tài cao, đã từng đỗ mấy khoa tú , vậy nên ông được người đời ưu ái gọi với cái tên “ cụ Mền Đại Lợi”. Tương truyền rằng Vũ Quốc Trân chính là tác giả của tập truyện thơ nổi tiếng “Bích Câu kỳ Ngộ". Để có thể hiểu thêm về Tác giả Vũ Quốc Trân, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.


1. Tiểu sử tác giả

- Vũ Quốc Trân ( không rõ năm sinh – năm mất) ông là người làng Đan Loan thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

- Ông sinh sống tại phố Hàng Đào, Hà Nội.

- Là người thông minh, học rộng tài cao, Vũ Quốc Trân được gọi là “ cụ Mền Đại Lợi” bởi ông đã từng đỗ mấy khoa tú tài.

- Vũ Quốc Trân đã từng dạy học tại nhà, có rất nhiều người đến theo học ông, một số học trò của ông còn làm quan lớn trong triều.

- Tương truyền rằng Vũ Quốc Trân chính là tác giả của tác phẩm truyện thơ Bích Câu kỳ ngộ.

Tác giả Vũ Quốc Trân

2. Các tác phẩm của tác giả 

* Truyện thơ Nôm Bích Câu kỳ ngộ

- Nhan đề: “ Bích Câu” là tên của một địa danh cũ thuộc Hà Nội ngày nay, “Bích Câu kỳ ngộ” nghĩa là một cuộc gặp gỡ kì lạ tại Bích Câu.

- Bích Câu kỳ ngộ được lấy cảm hứng từ một câu chuyện truyền kì dưới thời nhà Lê, truyện có thể chia làm bốn hồi gồm nội dung như sau:

+ Hồi I: Sau khi Tú Uyên gặp Giáng Kiều, về nhà ngày nhớ đêm mong tới nàng dẫn đến sinh bệnh

+ Hồi II: Sau những ngày tháng nhung nhớ, cuối cùng Tú Uyên cũng được kết duyên với Giáng Kiều.

+ Hồi III: Giáng Kiều giận Tú Uyên bỏ nhà ra đi, khi thấy Tú Uyên đã biết hối lỗi, Giáng Kiều đã tha lỗi và trở về bên Tú Uyên.

+ Hồi IV: Tú Uyên và Giáng Kiều cùng nhau cưỡi hạc lên cõi tiên.

- Bích Câu kỳ ngộ tuy là một câu chuyện tình nhưng lại mang màu sắc của sự hoang đường, phía sau câu chuyện ấy là cả một vấn đề xã hội. Qua tác phẩm, nhà văn đã bộc lỗ rõ nét quan niệm nhân sinh muốn thoát li ra khỏi thế giới thực tại. Đây cũng là một xu hướng để giải tỏa tâm lí của con người trong thời đại loạn lác lúc bấy giờ: muốn rời bỏ Đạo Nho để đến với Đạo Giáo, Phật Giáo.


3. Phong cách nghệ thuật 

- Tác phẩm mang đậm âm hưởng dân tộc.

- Các bút pháp nghệ thuật được sử dụng một cách tài tình đạt tới trình độ nghệ thuật tinh vi

- Ngôn ngữ truyện, hình ảnh, nhạc điệu hồn nhiên, trong sáng.

- Vũ Quốc Trân đã tiếp thu đầy đủ những thành công của ngôn ngữ truyện Kiều và vận dụng một cách linh hoạt.

-----------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn các thông tin và tư liệu về Tác giả Vũ Quốc Trân. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 20/01/2023 - Cập nhật : 03/07/2023