logo

Tác giả - Tác phẩm: Chùm ca dao về quê hương đất nước trang 98 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Chùm ca dao về quê hương đất nước bao gồm Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, sơ đồ tư duy của tác phẩm Chùm ca dao về quê hương đất nước - SGK Văn 6 Kết nối tri thức

Tác giả - Tác phẩm: Chùm ca dao về quê hương đất nước


I. Khái quát các tác phẩm Chùm ca dao về quê hương đất nước


1. Xuất xứ

Bài 1, 3 : Trích “Kho tàng ca dao người Việt”, tập 1

Bài 2: Trích “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”


2. Bố cục

Bài 1: Vẻ đẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây. 

Bài 2: Con đường lên xứ Lạng sơn thủy hữu tình. 

Bài 3: Con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm.

Tác giả - Tác phẩm: Chùm ca dao về quê hương đất nước trang 98 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

3. Nội dung chính

- Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca. Những câu hát thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà. Những câu hát này thường dùng để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử, tình cảm anh em ruột thịt.

- Giáo dục con người về lòng biết ơn và tình cảm yêu thương trong gia đình.


4. Phương thức biểu đạt 

Biểu cảm


5. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.

- Giọng điệu tha thiết, tự hào. 

- Mỗi bài có cách cấu tứ, cách thể hiện riêng độc đáo. Điều này khiến chùm ca dao thêm phong phú, đa dạng


II. Sơ đồ tư duy các tác phẩm Chùm ca dao về quê hương đất nước

Tác giả - Tác phẩm: Chùm ca dao về quê hương đất nước trang 98 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

III. Câu hỏi vận dụng kiến thức

Câu hỏi: Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người. Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả nhân dân đối với quê hương đất nước.

Lời giải:

Tình yêu quê hương đất nước.

Lòng tự hào trước vẻ đẹp của quê hương.        

Câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi đứng lại mà trông. Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi.

Lời giải:

- Câu ca dao cất lên với tiếng nhắn nhủ đầy tha thiết "Ai ơi". Hai tiếng ấy như tiếng gọi, như nói với một ai đó, nó không cụ thể là đối tượng nào mà câu thơ muốn nhắc đến mà nó chỉ một cách chung chung. Đó là tất cả những con người Việt Nam ta. Qua tiếng gọi tha thiết ấy, ông cha ta muốn nhắc nhở về sự ghi nhớ cội nguồn, là tình yêu bao la đối với quê hương đất nước. 

- Một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi:

+                                                   

 Ai ơi đứng lại mà trông

Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa

Kìa giấy Yên Thái như kia

Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh.

 

+                                              

 Ai ơi đứng lại mà trông

Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa

Kìa giấy Yên Thái như kia

Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh. 

Câu hỏi: Đọc các bài ca dao 1,2 và cho biết: Mỗi bài ca dao có mấy dòng? Cách phân bổ số tiếng trong mỗi dòng cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát?

Lời giải:

- Mỗi bài ca dao có 4 dòng.

- Cách phân bổ số tiếng ở mỗi dòng: dòng 1 và dòng 3 có 6 tiếng, dòng 2 và dòng 4 có 8 tiếng.

- Cách phân bổ số tiếng này cho thấy các câu thơ lục bát bao gồm các cặp câu tạo thành một bài.

Câu hỏi: Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1, 2.

Lời giải:

- Bài ca dao 1:

Cách gieo vần: đà - gà, Xương - gương.

Thanh điệu: tiếng đà, Xương, sương, Hồ là thanh bằng; tiếng trúc, Võ, tỏa, Thái là thanh trắc.

Nhịp thơ: 2/2/2

- Bài ca dao 2:

Cách gieo vần: xa - ba, đồng - trông

Thanh điệu: tiếng xa, đồng, trông, Cờ là thanh bằng; tiếng Lạng, núi, lại là thanh trắc.

Nhịp thơ: 4/4.

Câu hỏi: So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu

Lời giải:

- Số tiếng mỗi dòng: Câu 1, 2 và 4 là 8 tiếng, câu 3 là 6 tiếng.

- Cách gieo vần: Không tuân theo quy tắc

Câu hỏi: Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Lời giải:

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ

- Tác dụng: Cho thấy vẻ đẹp của mặt nước Tây Hồ trong xanh, tĩnh lặng.

Câu hỏi: Bài ca dao 3 đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây.

Lời giải:

- Bài ca dao 3 đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình, bóng trăng, tiếng hò.

- Cảnh sông nước xứ Huế: thơ mộng, êm đềm.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức)

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Chùm ca dao về quê hương đất nước trong bộ SGK Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 15/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022