logo

[Sách mới] Soạn Vật lý 10 KNTT Bài 1: Làm quen với Vật lí

Hướng dẫn Soạn Vật lý 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Vật lý 10 trang 7, 8, 9, 10, 11 bộ Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Hi vọng, qua bài viết này các em học sinh có thể nắm vững nội dung bài và hiểu bài tốt hơn.

Bài 1. Làm quen với Vật lí trang 7, 8, 9, 10, 11 SGK Vật lý 10 Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: [Sách mới KNTT] Lý thuyết Vật lí 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí (Sơ đồ tư duy)


Khởi động 

Trả lời câu hỏi trang 7 SGK Vật lý 10

Hình bên là các nhà vật lí tiêu biểu cho mỗi giai đoạn phát triển khoa học và công nghệ của nhân loại. Em đã biết gì về các nhà khoa học này?

Soạn Vật lý 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí - KNTT

Lời giải:

- Galilei (1564 – 1642): Cha đẻ của phương pháp thực nghiệm.

+ Galileo đã được gọi là "cha đẻ của thiên văn học quan sát", "cha đẻ của vật lý hiện đại", "cha đẻ của phương pháp khoa học" và "cha đẻ của khoa học hiện đại".

+ Galileo nghiên cứu tốc độ và vận tốc, trọng lực và rơi tự do, các nguyên lý của thuyết tương đối, quán tính và chuyển động của đường đạn và cũng hoạt động trong khoa học và công nghệ ứng dụng, mô tả các tính chất của cân bằng và "cân bằng thủy tĩnh".

+ Ứng dụng trong quân sự: ông đã phát minh ra thấu kính nhiệt kế và các loại la bàn quân sự.

+ Ứng dụng trong thiên văn học: sử dụng kính thiên văn để quan sát các thiên thể một cách khoa học; xác nhận các pha của Sao Kim bằng kính thiên văn, quan sát bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, các vành đai của Sao Thổ và phân tích các dấu vết.

- Newton (1642 – 1727): Người tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn.

+ Isaac Newton là một nhà toán học, vật lý học, thiên văn học,… người Anh, được nhiều người công nhận là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất và là nhà khoa học có ảnh hưởng nhất mọi thời đại, là nhân vật chủ chốt trong cuộc cách mạng khoa học. Cuốn sách của ông Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1687, thiết lập cơ học cổ điển.

+ Newton cũng có những đóng góp cơ bản cho quang học và chia sẻ công việc của mình với Gottfried Wilhelm Leibniz cho sự phát triển của vô cực.

+ Trong Principia, Newton đã xây dựng các định luật chuyển động và vạn vật hấp dẫn đã hình thành nên quan điểm khoa học thống trị cho đến khi nó được thay thế bằng thuyết tương đối.

+ Newton đã sử dụng mô tả toán học của mình về lực hấp dẫn để suy ra các định luật Kepler về chuyển động của hành tinh, tính toán thủy triều, quỹ đạo sao chổi, tuế sai điểm phân và các hiện tượng khác.

- Einstein (1879 – 1955): Người tìm ra thuyết tương đối và công thức E = m.c2

+ Albert Einstein là nhà vật lý lý thuyết người Đức, được nhiều người công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại.

+ Einstein được biết đến là người đã phát triển lý thuyết tương đối, nhưng ông cũng có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển lý thuyết cơ học lượng tử. Thuyết tương đối và cơ học lượng tử là hai trụ cột của vật lý hiện đại. Công thức tương đương khối lượng - năng lượng của nó E = mc², xuất phát từ thuyết tương đối, được mệnh danh là "phương trình nổi tiếng nhất thế giới".

+ Công việc của ông cũng được biết đến có ảnh hưởng đối với triết học khoa học.

+ Ông nhận giải Nobel Vật lý năm 1921 "vì những đóng góp của ông cho vật lý lý thuyết, và đặc biệt là vì ông đã khám phá ra quy luật của hiệu ứng quang điện", một giai đoạn then chốt trong sự phát triển của lý thuyết lượng tử. Những thành tựu trí tuệ và sự độc đáo của ông đã khiến "Einstein" đồng nghĩa với "thiên tài".


I. Đối tượng nghiên cứu của vât lý và mục tiêu của môn vật lý.

Trả lời câu hỏi trang 7 SGK Vật lý 10

Câu 1: Hãy kể tên các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở.

Câu 2: Em thích nhất lĩnh vực nào của vật lý. Tại sao?

Lời giải:

Câu 1: Các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở : Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, nhiệt động lực học

Câu 2: Tùy vào từng cá nhân học sinh để đưa ra lĩnh vực yêu thích của mình, ví dụ

- Em yêu thích nhất lĩnh vực cơ học của Vật lí, vì:

+ Thông qua lĩnh vực cơ học, em có thể giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong cuộc sống như là con người có thể đứng vững được nhờ có lực ma sát hay con người có thể nổi trên mặt nước nhờ có lực đẩy Ác-si-mét,...

- Em yêu thích lĩnh vực nhiệt học của Vật lí, vì: em có thể giải thích một số thí nghiệm vui như hơ quả bóng bay vào ngọn lửa, ngay lập tức quả bóng bay bị nổ, nhưng khi hơ quả bóng bay có chứa nước vào ngọn lửa thì quả bóng bay lại không bị nổ ngay lập tức,...


III. Vai trò của vật lý đối với khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Trả lời câu hỏi trang 8 SGK Vật lý 10

Câu 1: Hãy nêu tên một số thiết bị có ứng dụng các kiến thức về nhiệt.

Câu 2: Theo em, việc sử dụng máy hơi nước nói riêng và động cơ nhiệt nói chung có những hạn chế nào ?

Lời giải:

Câu 1: Một số thiết bị có ứng dụng các kiến thức về nhiệt:

- Nhiệt kế điện tử.

- Đồng hồ đo nhiệt độ.

- Súng đo nhiệt độ từ xa.

Câu 2: Việc sử dụng máy hơi nước nói riêng và động cơ nhiệt nói chung có những hạn chế là : Để các thiết bị này hoạt động thì cần phải có nhiên liệu. Nhiên liệu thì có hạn . Các động cơ của thiết bị sẽ bị hao mòn theo thời gian.

Trả lời câu hỏi trang 8 SGK Vật lý 10

Câu 1: Cơ chế của các phản ứng hoá học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào của vật lý?

Câu 2: Kiến thức về từ trường trái đất được dùng để giải thích đặc điểm nào của loài chim di trú

Câu 3: Sự tương tác giưã các thiên thể được giải thích dựa vào định luật vật lý nào của Newton?

Câu 4: Hãy nêu thêm ví dụ về việc dùng kiến thức vật lý để giải thích hiện tượng tự nhiên mà các em đã học

Lời giải:

Câu 1:

Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lí lượng tử. Vì trên thực tế, phản ứng hóa học xảy ra có nguyên nhân trực tiếp từ việc trao đổi hoặc phân bố lại điện tử của các phân tử, nguyên tử tham gia phản ứng. Như vậy, để mô tả được tiến trình của phản ứng hóa học, cách duy nhất là dùng các tính toán dựa trên cơ học lượng tử để mô tả.

Câu 2:

Vận dụng kiến thức đã học ở cấp THCS về từ trường Trái Đất:

+ Từ trường Trái Đất là một lưỡng cực từ trường với một cực gần cực bắc địa lí và cực kia gần cực nam địa lí

+ Từ trường Trái Đất xuất hiện do tính chất từ của vật chất Trái Đất hợp thành tạo ra.

- Trong cơ thể các loài chim di trú có khả năng đặc biệt để định hướng đường bay theo từ trường của Trái Đất.

- Khi đã xác định được đường bay theo đường sức từ của Trái Đất, chúng sẽ bay dọc theo đường sức từ đó, có hướng xác định Bắc – Nam.

- Tuy nhiên nếu vào khu vực có từ trường bị nhiễu chúng có thể bị mất phương hướng và bay lạc.

Câu 3:

- Sự tương tác giữa các thiên thể được giải thích dựa vào định luật 3 Newton: “Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này tác dụng theo cùng một phương, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều, điểm đặt lên hai vật khác nhau: 

Soạn Vật lý 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí - KNTT
Soạn Vật lý 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí - KNTT

- Lực này có thể coi là lực hấp dẫn giữa các thiên thể.

Câu 4:

Ví dụ về việc dùng kiến thức vật lý để giải thích hiện tượng tự nhiên :

- Lúc chạy để tránh con chó đuổi bắt, con cáo thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác, đúng vào lúc con chó định ngoạm cắn nó. Bởi vì Khi cáo bất thình lình thay đổi hướng chạy, con chó sẽ không thể chạy được theo cáo, vì theo quán tính, chó còn phải chạy hướng cũ thêm một lúc nữa.

- Lúc rơi xuống, các vận động viên nhảy cao và nhảy xa phải co hai chân lại. Vì Nhờ co hai chân ở giai đoạn cuối bước nhảy, vận động viên tạo thêm được đường để hãm, và nhờ thế giảm bớt được lực va xuống đất.

Trả lời câu hỏi trang 8, 9 SGK Vật lý 10

Câu 1: Theo em sử dụng động cơ điện có những ưu điểm vượt trội nào so với sử dụng máy hơi nước? 

Câu 2: Hãy kể tên một số nhà máy tự động hóa qua strinhf sản xuất ở nước ta ?

Lời giải:

Câu 1:

Việc sử dụng máy hơi nước nói riêng và động cơ nhiệt nói chung có những hạn chế:

- Hiệu suất thấp.

- Tiêu hao nhiều nhiên liệu.

- Khí thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường, là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ khí quyển.

Câu 2:

Một số nhà máy tự động hóa quá trình sản xuất ở nước ta:

+ Vinfast – Chuỗi nhà máy sản xuất ô tô đồng bộ với Robot công nghiệp

+ Vinamilk – nâng tầm sản xuất bằng công nghệ tự động hóa

+ Mitsubishi Việt Nam

+ Ba Huân...

Trả lời câu hỏi trang 9 SGK Vật lý 10

Hoạt động: Hãy sưu tầm tài liệu trên internet và các phương tiện truyền thông khác về thành phố thông minh ( thành phố số) để thảo luận trên lớp về chủ đề " Thế nào là thành phố thông minh " 

Lời giải:

Thành phố thông minh là một hệ thống hữu cơ tổng thể được kết nối từ nhiều hệ thống thành phần với hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể hành xử thông minh như con người, gồm :

- Mạng viễn thông số (dây thần kinh)

- Hệ thống nhúng thông minh (não bộ)

- Các cảm biến (giác quan) và phần mềm (tinh thần và nhận thức)

=> Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố, giảm tiêu thụ năng lượng, quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trả lời câu hỏi trang 9 SGK Vật lý 10

Câu 1: Hãy nêu mối liên quan giữa các lĩnh vực của vật lý đối với một số dụng cụ gia đình mà em thường sử dụng.

Câu 2: Hãy nói về ảnh hưởng của vật lý đối với một số lĩnh vực như : giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng, du hành vũ trụ... Sưu tầm hình ảnh để minh hoạ

Câu 3: Hãy nêu ví dụ về ô nhiễm môi trường và huỷ hoại hệ sinh thái mà em biết ở địa phương mình.

Lời giải:

Câu 1: 

Một số dụng cụ gia đình em thường sử dụng:

- Máy khử khuẩn nano: sử dụng công nghệ nano – vật lí sinh học.

- Máy rửa bát tự động: sử dụng công nghệ điều khiển tự động.

Câu 2:

-  Ảnh hưởng của Vật lí đối với một số lĩnh vực như giao thông vận tải; thông tin liên lạc; năng lượng; du hành vũ trụ là:

+ Giao thông vận tải: Vật lí lượng tử và vật lí bán dẫn đã góp phần tạo ra công nghệ chế tạo pin và acquy thế hệ mới có thể lưu trữ năng lượng nhiều hơn. Điều này đã thúc đẩy ngành sản xuất ô tô điện, tạo ra các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường

Soạn Vật lý 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí - KNTT

+ Thông tin liên lạc: vật lí môi trường đã góp phần chế tạo ra các cột thu – phát sóng điện từ, tạo mạng internet góp phần vô cùng lớn cho kinh tế, đời sống sản xuất

+ Năng lượng: vật lí bán dẫn và phát triển các loại vật liệu mới cho phép tạo ra những ngôi nhà sử dụng năng lượng mặt trời, nhờ đó giảm đáng kể nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong khi vẫn đảm bảo cho chủ nhân những tiện nghi tiên tiến

Soạn Vật lý 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí - KNTT

+ Du hành vũ trụ: Vật lí thiên văn đã giúp các nhà nghiên cứu, các nhà du hành xác định được vật thể, xác định được vị trí của các thiên thể, vật thể lạ, vùng đất mới khám phá,...

Câu 3:

+ Hóa chất xả ra dòng sông từ các nhà máy công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước, các sinh vật dưới nước chết, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nước bị ô nhiễm ngấm vào mạch nước ngầm, mà mạch nước ngầm là nguồn nước mà người dân sử dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm cho con người mắc bệnh,...

+ Hóa chất còn làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến con người và sinh vật,...


IV. Phương pháp nghiên cứu vật lý

Trả lời câu hỏi trang 10 SGK Vật lý 10

Câu hỏi: Nêu một ví dụ về sử dụng phương pháp thực nghiệm mà em đã được học trong môn KHTN  

Lời giải:

Ví dụ : Phương pháp thực nghiệm chứng minh cho quan điểm " Sự rơi nhanh hay chậm không phụ thuộc vào vật nặng hay nhẹ " của Galile 

Trả lời câu hỏi trang 11 SGK Vật lý 10

Câu 1: Hãy kể tên một số mô hình vật chất mà em thấy trong phòng thí nghiệm

Câu 2: Hãy nêu tên một mô hình lý thuyết mà em đã học

Câu 3: Các mô hình toán học vẽ ở hình 1.9 dùng để mô tả loại chuyển động nào?

Soạn Vật lý 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí - KNTT

Lời giải:

Câu 1: Em có thể tự kể tên một số mô hình mà em thích.

Tên một số mô hình vật chất trong phòng thí nghiệm

+ Quả địa cầu

+ Mô hình cơ thể người

+ Máy đo quãng đường vật di chuyển

+ Kính hiển vi

+ Kính lúp

+ Kính thiên văn ...

Câu 2: Mô hình lí thuyết em đã học là mô hình tia sáng.

Soạn Vật lý 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí - KNTT

Câu 3:

Các mô hình toán học vẽ ở Hình 1.9 dùng để mô tả chuyển động thẳng đều. Vì cả hai mô hình này đều có vận tốc không đổi theo thời gian.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Vật lý 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Vật lý 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 09/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022