logo

Soạn sử 10 Bài 28 ngắn nhất: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Soạn sử 10 Bài 28 ngắn nhất: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn trả lời các câu hỏi Sử 10 Bài 28 ngắn nhất: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến, đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau làm các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Văn học Việt Nam trong các thế kỷ trước năm 1858 đã để lại cho đời sau một truyền thống yêu nước quý giá và rất đáng tự hào.

- Truyền thống yêu nước là sự kết tinh của nhiều nhân tố, sự kiện đã diễn ra trong một thời kỳ lịch sử lâu dài.

- Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến do tác động của tiến trình lịch sử dân tộc với những nét riêng biệt yếu tố chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập Tổ quốc, trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.


Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 10 bài 28 ngắn nhất

Câu hỏi trang 138 Sử 10 Bài 28 ngắn nhất: Phân tích những biểu hiện của lòng yêu nước Việt Nam qua các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc.

Trả lời:

- Thời kì Bắc thuộc lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam được biểu hiện:

+ Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa dân tộc

+ Các cuộc đấu tranh, khởi nghĩa giành lại độc lập dân tộc (tiêu biểu như Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43); khởi nghĩa bà Triệu (248); khởi nghĩa Lý Bý (542-607); khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722); Khởi Nghĩa Khúc Thừa Dụ (905)…)

+ Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng dân tộc.

Câu hỏi trang 139 Sử 10 Bài 28 ngắn nhất:  Tại sao yêu nước lại gắn liền với thương dân?

Trả lời:

Yêu nước gắn liền với thương dân bởi vì:

+ Nhân dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, có vai trò quan trọng trong sự tồn tại của đất nước bởi vì “Mến người có nhân là dân; chở thuyền lật thuyền cũng là dân”.

+ Nhân dân là lực lượng lao động chính nuôi sống xã hội.

+ Nhân dân là động lực chính của các cuộc cách mạng và đấu tranh.

+ Dân có giàu thì thế nước mới mạnh được.

⇒ Sự đoàn kết toàn dân tạo ra sức mạnh để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Câu hỏi trang 140 Sử 10 Bài 28 ngắn nhất:  Hãy điểm lại các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa giành độc lập trong lịch sử nước ta trước thế kỉ XIX.

Trả lời:

Tên cuộc kháng chiến, khởi nghĩa Niên đại
Kháng chiến chống Nam Hán 938
Kháng chiến chống Tống lần I thời Tiền Lê 981
Kháng chiến chống Tống lần II thời Lý 1075-1077
Kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần

Lần 1: 1258

Lần 2: 1285

Lần 3: 1287-1288

Kháng chiến chống Minh của nhà Hồ 1407
Khởi nghĩa Lam Sơn 1417-1427
Kháng chiến chống Xiêm thời Tây Sơn 1785
Kháng chiến chống Thanh thời Tây Sơn 1789

Câu hỏi trang 140 Sử 10 Bài 28 ngắn nhất:  Nêu một vài biểu hiện của lòng yêu nước trong chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta.

Trả lời:

- Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết tâm chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.

- Tích cực tham gia hưởng ứng và ủng hộ các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa do triều đình hay các vị thủ lĩnh lãnh đạo, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

- Lòng tự hào với những chiến công vẻ vang của dân tộc đồng thời thể hiện lòng biết ơn các vị anh hùng có công với nước.

- Phát triển kinh tế đề phục vụ cuộc công cuộc kháng chiến.

- Lòng yêu nước thương dân của giai cấp thống trị.


Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 10 bài 28 ngắn nhất

Bài 1 trang 140 Sử 10 Bài 28 ngắn nhất: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam đã hình thành như thế nào?

Trả lời:

Sự hình thành của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam:

Lòng yêu nước nảy sinh và phát triển từ tình cảm đơn giản, gần gũi như yêu cha me, yêu anh chị em ruột thịt, yêu quê hương, yêu nơi mình sinh sống... Mở rộng ra thành lòng yêu nước.

⇒ Lòng yêu nước phát triển và được truyền từ đời này qua đời khác hình thành nên truyền thống yêu nước.

- Truyền thống yêu nước được hình thành với sự ra đời của quốc gia dân tộc.

- Truyền thống yêu nước được hình thành, phát huy qua quá trình đấu tranh chống ngoại xâm để giữ nước đặc biệt dưới thời Bắc thuộc.

- Qua quá trình lao động sản xuất, xây dựng đất nước cũng hình thành truyền thống yêu nước.

Bài 2 trang 140 Sử 10 Bài 28 ngắn nhất:  Những nét mới trong truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến độc lập.

Trả lời:

Những nét mới trong truyền thống yêu nước Việt Nam thời kỳ phong kiến độc lập:

- Truyền thống yêu nước thể hiện trong việc xây dựng đất nước trên tất cả các lĩnh vực.

+ Kinh tế: Độc lập tự chủ

+ Chính trị: Chính quyền riêng

+ Văn hóa: Mang bản sắc dân tộc

- Tiến hành xác cuộc kháng chiến chống ngoại xâm chứng bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

- Thể hiện ở ý thức đoàn kết dân tộc, ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn liền với thương dân.

Bài 3 trang 140 Sử 10 Bài 28 ngắn nhất:  Hãy sưu tầm những câu ca dao về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

Trả lời:

Những câu ca dao về truyền thống yêu nước của dân tộc ta:

Nói về lòng tự hào, biết ơn vị anh hùng dân tộc

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”

“Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh

Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng.”

“Ai về Hậu Lộc, Phú Điền

Nơi đây bà Triệu trận tiền xung phong.”

Nói về tinh thần đoàn kết toàn dân:

“ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Bài 4 trang 140 Sử 10 Bài 28 ngắn nhất:  Tại sao có thể xem xét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc?

Trả lời:

Có thể xem nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc vì:

- Trong thời kì phong kiến, Việt Nam luôn phải liên tiếp tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân lộc.

- Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra ở hầu hết các thế kỷ nối tiếp từ triều đại này sang triều đại khác.

- Trong khoảng hơn 9 thế kỉ, nhân dân ta đã chống ngoại xâm 10 lần lớn.

⇒ Trong kháng chiến thì lòng yêu nước đã được biểu hiện rõ nét nhất khi phải mang tính mạng của mình để chứng tỏ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 31/07/2023