logo

Soạn + Gợi ý Câu hỏi trên lớp bài Uy-lít- xơ trở về

Soạn bài Uy-lít- xơ trở về nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Uy-lít- xơ trở về??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé


Soạn bài: Uy-lít- xơ trở về (trong 10 phút)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Uy-lít- xơ trở về- TopLoigiai

Bố cục:

2 phần

+P 1: (từ đầu đến "... cũng không phải là người kém gan dạ). Miêu tả khung cảnh chủ mẫu báo tin Uy-lít-xơ trở về trong sự vui mừng của mọi người.
+ P2 ( còn lại): Uy-lít-xơ vượt qua thử thách. Khung cảnh cuộc gặp mặt giữa vợ chồng Uy- lít- xơ và Pê-nê-lốp sau nhiều năm xa cách.

Đọc - hiểu

Câu 1 

Văn bản có thể chia 2 đoạn:

+ Đoạn 1 (từ đầu đến "con cũng không phải là người kém gan dạ"): Miêu tả khung cảnh chủ mẫu báo tin rằng Uy-lít-xơ trở về trong sự vui mừng của mọi người. Tuy nhiên Pê-nê-lốp vẫn không nhận chàng là chồng mình.

+ Đoạn 2 (đoạn còn lại): Uy-lít-xơ vượt qua thử thách chiếc giường cưới mà vợ đặt ra. Kể lại về cuộc gặp mặt chính thức giữa Uy- lít- xơ và Pê-nê-lốp.

Câu 2

- Tâm trạng Uy-lít-xơ: sau nhiều năm trở lại thì tỏ ra vui mừng, da diết mong được đoàn tụ gia đình, chờ được gặp vợ. Trong lòng vừa hạnh phúc vừa lo lắng, bồn chồn về những gì vợ sẽ nói với mình.

- Khi pê- nê- lốp không nhận chàng làm chồng thì không hề giận dữ. Trái lại, vô cùng điềm tĩnh, kiên nhẫn và sáng suốt vượt qua thử thách của vợ

=> Cách xử trí cho thấy Uy-lít-xơ là một người rất nhẫn nại, nhân phẩm cao quý và trí tuệ sáng suốt.

Câu 3 

- Tâm trạng Pê-nê-lốp rất đỗi phân vân thể hiện qua hành động, cử chỉ, sắc thái... bởi nàng có sự nghi ngờ, có sự rối ren trong lòng. Nàng e ngại đó không phsro chồng mình. Bởi vậy, nàng luôn tỏ ra lạnh lùng đến dò xét, suy nghĩ và nghi ngờ người chồng của mình. (phân vân không biết nên đứng xa xa hỏi chuyện hay nên lại gần, cầm lấy tay chồng mà hôn...)

- Chọn cách thử Uy- lít- xơ về "bí mật của chiếc giường" cho thấy sự nhanh nhạy của Pê-nê-lốp. Nàng nhạy bén và thông minh trong cách xử lý đồng thời cũng cho thấy nàng luôn nặng lòng và rất giàu tình cảm đối với chồng.

Câu 4 

- Cách kể lồng ghép, đan xen giữa chi tiết, tỉ mỉ kết hợp tính trang trọng đậm phong cách sử thi Hi Lạp.

=> Tạo ra những đoạn đối thoại mang hình thức thăm dò đồng thời tạo hiệu quả bất ngờ, mang nhiều cảm xúc. Từ đó làm nổi bật chủ đề tác phẩm, gây ấn tượng, thu hút người đọc và bộc lộ phẩm chất của nhân vật. Đây là cách viết cho thấy sự rõ nét nhất về đặc điểm của thể loại sử thi.

- Biện pháp được sử dụng để khắc họa bản chất nhân vật là: tác giả sử dụng nghê thuật tương phản nhằm tăng kịch tính, tạo bất ngờ. Về ngôn từ, sử dụng các cụm danh – tính từ phổ biến trong sử thi để gọi nhân vật

- Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong khổ cuối: biện pháp so sánh có đuôi dài cụ thể là so sánh "mặt đất" với " người đi biển".

=> Hình ảnh so sánh rất cụ thể, dễ hình dung, không hề mơ hồ nên có tác dụng đòn bẩy nghệ thuật tạo hiệu quả nhấn mạnh cho câu văn. Nổi bật diễn biến tâm trạng từ khao khát đến tuyệt vọng, từ tuyệt vọng đến vui mừng khôn xiết của nhân vật.

=> Có thể coi đây là điểm nhấn trong tác phẩm. Biện pháp so sánh này làm nên ấn tượng trong người đọc, khiến ta hình dung rõ nét hơn diễn biến tâm lý của nhân vật. 

Luyện tập

Câu 2 (trang 52 sgk Văn 10 Tập 1):

Sau khi trừng phạt lũ đầy tớ vong ân phản chủ, tôi trở về, lòng đầy bồn chồn. Tôi hồi hộp đón chờ khoảnh khắc Pê-nê-lop đón mình. Thế nhưng, càng hồi hộp bao nhiêu thì tôi nhận lại là nỗi khắc khoải chờ nàng bấy nhiêu. Nàng chỉ lặng thinh không nói, khi thì ánh mắt ngọt ngào, âu yếm, lúc lại hờ hững đến thờ ơ. Tôi thoáng buồn vì trái tim nàng sắt đá bèn nhắc nhũ mẫu kê chiếc giường riêng để tôi ngủ một mình. Bất ngờ, Pê-nê-lốp thận trọng đáp lời, nàng nói rằng nàng không nhu nhược, cũng không ngạc nhiên, chỉ là có chút ngờ vực. Tiếp đó, nàng nói khiêng chiếc giường ra khỏi gian phòng. Cả hai chúng tôi đều biết chiếc giường ấy do chính tay tôi đã làm và kê nó ngày xưa, ngoài thần linh, không ai có thể di chuyển nó. Tôi dối trí đến hốt hoảng, buột miệng nhắc lại tất cả bí mật về quá trình chế tác chiếc giường cưới. Tôi nhớ, nhớ rõ từng chi tiết tôi đã làm nó cẩn thận thế nào, kê nó chắc chắn ra sao, vì chính bàn tay tôi làm ra chiếc giường ấy. Dứt lời, Pê-nê-lốp chạy đến ôm chầm lấy cổ tôi và thì thầm bao lời yêu thương nghẹn ngào trong nước mắt. Tôi mới chợt nhận ra sự thông minh đến sắc sảo của vợ mình. Tôi ôm chầm lấy nàng- người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời thuỷ chung sau bao nhiêu năm xa cách. Chúng tôi hẳn không ngăn nổi hai dòng nước mắt lăn dài cứ thế tuôn ra như thể đang trút bao nỗi nhớ dồn nén bấy lâu.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua đoạn trích sử thi Ô-đy-xê là tác phẩm Uy- lít-xơ trở về, học sinh phân tích được nghệ thuật kể chuyện đặc sắc mang đậm phong cách sử thi và cách chọn lọc chi tiết, cách sử dụng nghệ thuật đòn bẩy tạo cao trào cho tác phẩm của tác giả Hô-me-rơ. Từ đó, thấy được vẻ đẹp tâm hồn , vẻ đẹp phẩm chất và trí tuệ sắc sảo của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp


Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Uy-lít- xơ trở về

Tâm trạng Uy-lít-xơ khi trở về gặp vợ biểu hiện như thế nào trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”?

Trả lời:

Tâm trạng của nhân vật Uy-lít-xơ khi gặp lại vợ và gia đình:

   + Vui vẻ, mừng rỡ, vui sướng vì sắp được đoàn tụ cùng gia đình tuy nhiên chàng vẫn bình tĩnh, sáng suốt theo dõi tình hình

   + Chàng vào vai người hành khất, bình tĩnh cùng con trai Tê-lê-mác giết chết bọn cầu hôn láo xược, gia nhân phản bội

   + Lúc gặp vợ, chàng luôn kiên nhẫn trải qua những thử thách của Pê-nê-lốp

   + Cái mỉm cười của Uy-lít-xơ chứng tỏ phẩm chất trí tuệ và nhân phẩm cao quý của chàng.

   + Tình cảm Uy-lít-xơ dành cho vợ vẫn dạt dào, và nguyên vẹn như ngày đầu.

Trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”, cách ứng xử của Uy-lít-xơ bộc lộ phẩm chất gì?

Trả lời:

Cách ứng xử của Uy-lít-xơ thể hiện:

- Chàng là người hiểu rõ khả năng của mình, tin vào mình, cũng là cái cười thấu hiểu và độ lượng đối với vợ và con trai mình.

- Sự khôn ngoan, sáng suốt của Uy-lít-xơ.

- Uy-lít-xơ là một người rất giàu tình cảm và rất yêu vợ.

Nêu nhận xét của em về nhân vật Uy-lít-xơ trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”.

Trả lời:

Uy-lít-xơ là biểu hiện đẹp đẽ của trí thông minh, nghị lực, dũng cảm, nhạy bén trong mọi hành động, đặc biệt là tình cảm thủy chung với gia đình, quê hương

Trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”, vì sao Pê-nê-lốp “rất đỗi phân vân"?

Trả lời:

Pê-nê-lốp “rất đỗi phân vân’’ khi gặp Uy-lít-xơ vì nàng “luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật để đánh lừa. Vì đời chàng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác…’’. Pê-nê-lốp phải dùng đến cách thử bí mật của chiếc giường trong màn nhận mặt nàng vì bí mật ấy giúp giải tỏa được nhiều mối nghi ngờ.

Trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”, việc chọn cách thử “bí mật chiếc giường’’ cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn của Pê-nê-lốp?

Trả lời:

Pê-nê- lốp đặt ra thử thách “bí mật của chiếc giường” cho thấy Pê-nê-lốp con người trí tuệ, thận trọng, cứng rắn.

⇒Pê-nê-lốp là người tỉnh táo, tế nhị, rất thận trọng nhưng giàu tình cảm, cao thượng.

Phép thử ấy không những chỉ nói lên phẩm chất kiên trinh của Pê-nê-lốp mà còn khắc sâu sự bền vững của tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng cha con.

Em có nhận xét gì về nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”?

Trả lời:

Pê-nê-lốp là hình tượng người phụ nữ thủy chung, son sắt với chồng, thông minh, thận trọng, khôn ngoan trong cách ứng xử.

Cách kể của Hô-me-rơ trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”, tạo ra hiệu quả gì?

Trả lời:

Cách kể của Hô-me-rơ qua màn gặp mặt là một lối kể mang đậm phong cách kể chuyện của sử thi: chậm rãi, tỉ mỉ và trang trọng. Lối kể ấy làm các sự việc như được kéo dài ra, dền dứ và hồi hộp hơn. Sử thi thường được kể (diễn xướng) trong những khoảng thời gian dài. Vì thế phong cách kể ấy làm cho những đêm nghe kể sử thi hứng khởi và hấp dẫn hơn.

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” để khắc họa phẩm chất nhân vật?

Trả lời:

Hô-me-rơ đã sử dụng biện pháp so sánh mở rộng, kiểu câu tầng bậc và lối lặp đi lặp lại các định ngữ chỉ phẩm chất của nhân vật. Các biện pháp nghệ thuật ấy đã cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất đặc biệt là niềm vui mừng khôn xiết của Pê-nê-lốp khi nhận ra người chồng yêu quý của mình.

Nội dung chính của đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” là gì?

Trả lời:

Đoạn trích là cảnh gặp gỡ của hai vợ chồng sau hai mươi năm xa cách nhưng nó diễn ra không bình thường mà trở thành một cảnh nhận mặt. Trong cảnh ấy các nhân vật đã thử thách lẫn nhau để tìm về hạnh phúc. Câu chuyện là bài ca về vẻ đẹp trí tuệ và khát vọng hạnh phúc của người Hy Lạp. Nó nhắc nhở ta tình cảm gia đình bao giờ cũng rất cao quý, thiêng liêng.

Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” đã mang lại ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ý nghĩa: ca ngợi sức mạnh kì diệu của trí tuệ Hy Lạp cổ đại và khát vọng đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021