logo

Soạn bài: Tự tình (ngắn nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Tự tình ngắn nhất. Với bản soạn văn 11 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Khái quát tác phẩm Tự tình

Soạn bài Tự tình ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai

- Hồ Xuân Hương người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long. Bà đi nhiều nơi, thân thiết với nhiều danh sĩ như Nguyễn Du. Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái.

- Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng viết về phụ nữ, viết về đề tài trào phúng đậm chất trữ tình, đậm chất văn học dân gian. Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp, khát vọng của họ.

- Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.


Soạn bài bài Tự Tình


Câu 1

Thời điểm để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc là vào đêm khuya- khoảng thời gian dễ gợi những buồn tủi, kết hợp với không gian trống trải, mênh mông, rợp ngợp tạo thành cái nền hoàn hảo để nhân vật trữ tình giãi bày lòng mình. Và trong thời gian, không gian đó, lòng người dễ gợi lên những nỗi niềm chất chứa, những bất an, lo lắng. Hồ Xuân Hương đã sử dụng rất đắt từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng. Hình ảnh tương phản “cái hồng nhan” là thân phận người phụ nữ nhỏ bé, hữu hạn đối lập với “nước non” là xã hội phong kiến bất công nhấn mạnh thêm bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Trong tình cảnh đó, nhân vật trữ tình tìm đến “chén rượu đưa hương” để giãi bày lòng mình. Cụm từ “say lại tỉnh” là cái vòng luẩn quẩn Xuân Hương bị quấn vào. Phải chăng, Xuân Hương muốn dựa vào men rượu để quên đi thân phận phũ phàng của mình, nhưng cuối cùng lại bất lực trước bi kịch đó. Và Xuân Hương tìm quên trong việc đắm mình vào vẻ đẹp thiên nhiên: “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Ta nhận ra sự phi logic trong câu thơ: Vầng trăng từ khuyết chuyển sang bóng xế, không hề tròn. Vầng trăng đã  trở thành hình dụ ẩn dụ kép. Vầng trăng cuộc đời, gợi về người con gái đã đi qua nửa kia của cuộc đời. Nó cũng là vầng trăng của hạnh phúc, vầng trăng “khuyết chưa tròn”, là hạnh phúc chưa trọn vẹn. Câu thơ là bi kịch của người phụ nữ, cũng là bi kịch của Xuân Hương.


Câu 2

Hai câu 5, 6 là diễn biến tâm trạng có sự gắn kết với hai câu trên. Bằng cách sử dụng phép đối từng cặp: xiên ngang đối với đâm toạc, rêu từng đám đối với đá mấy hòn, mặt đất đối với chân mây kết hợp với biện pháp đảo ngữ dung trùng điệp ở cả cấp độ câu và cấp độ từ, đi kèm các động từ mạnh “xiên, đâm” diễn tả sự hiên ngang, bất khuất của rêu và đá. Rêu- sinh vật mong manh yếu đuối và hòn đá- vô chi, nhỏ bé nhưng lại hết sức mạnh mẽ, vẫn có thể bứt phá, phản kháng lại những vật cản của mình, không cam chịu số phận. Có thể nói, sự oán hờn, phản kháng quyết liệt với tạo hóa của đá và rêu kia như đại diện cho sức sống mạnh mẽ, quyết liệt, muốn bứt phá rào cản để đi tìm hạnh phúc cho riêng mình của Xuân Hương.


Câu 3

Hai câu thơ kết là sự tiếp nối của những câu trên, trở về với tâm trạng chán chường, buồn tủi. Nghệ thuật nổi bật trong hai câu là nghệ thuật lặp từ.Từ “xuân” được lặp lại 2 lần, một là mùa xuân của tự nhiên quay vòng theo quy luật, vẹn nguyện theo năm tháng, hai là tuổi xuân của đời người, đã ra đi sẽ không trở lại. Từ “lại” thứ nhất là chỉ sự lặp lại, còn từ “lại” thứ hai mang nghĩa quay trở lại. Xuân Hương “ngán nỗi” bởi mùa xuân quay trở lại lấy đi tuổi xuân của đời người, bởi thế nhân vật trữ tình thấy chán chường, tuyệt vọng, bế tắc. Nghệ thuật tăng tiến “mảnh tình- san sẻ- tí con con” nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, sự ít ỏi, sự sẻ chia trong hạnh phúc cuộc đời của Hồ Xuân Hương làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: Hạnh phúc đã ít ỏi còn phải san sẻ, nên tình cảnh lại càng cô đơn, bẽ bàng. Hai câu cuối khép lại bài thơ, như một lời tổng kết, như một lời than thở thầm kín của người phụ nữ có số phận lẽ mọn về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn trong xã hội xưa.


Câu 4

Bài thơ là tâm trạng buồn tủi, phẫn uất trước thân phận éo le, nó cũng là khát vọng hạnh phúc mãnh liệt của Xuân Hương. Xã hội phong kiến xưa đẩy người phụ nữ đến hoàn cảnh hạnh phúc không trọn vẹn, cướp đi tuổi xuân, quãng thời gian tươi đẹp nhất của họ bằng những ràng buộc của lễ giáo. Và người phụ nữ họ phải cam chịu, chấp nhận số phận đó càng áp lên cuộc đời của họ thêm một tầng bi kịch. Nhưng vượt lên hoàn cảnh đó, Hồ Xuân Hương vẫn luôn khát khao hạnh phúc, vượt lên chống lại số phận.


Luyện tập


Câu 1 

Đọc Tự tình…

Sự giống nhau của bài thơ Tự tình I và Tự tình II của Hồ Xuân Hương là đều sử dụng  thơ Nôm đường luật, nhấn mạnh tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả, tài hoa nhất là khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, tăng tiến,...Qua đó, cả hai đều bộc lộ tâm trạng buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu của tác giả.

Bên cạnh đó, những nét riêng biệt mang đến thành công riêng của từng bài. Nếu như cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh, đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận thì ở Tự tình II, cũng là bi kịch của tình duyên lận đận, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch, nó càng nhận mạnh hơn sự tủi hờn, thân phận bẽ bàng.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác