logo

Soạn bài: Thương vợ (ngắn nhất)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Thương vợ ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 11 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.


Khái quát tác phẩm Thương vợ

Soạn bài thương vợ ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Thương vợ


Câu 1

Câu thơ đầu kể về việc bà Tú làm công việc buôn bán tảo tần vất vả, được thực hiện trong khoảng thời gian là “quanh năm”- một khoảng thời gian dài, lặp đi, lặp lại suốt một năm, ở “mom sống” là một địa điểm vô cùng nguy hiểm, không thuận lợi để buôn bán. Hình ảnh bà Tú tần tão, nhẫn lại hiện nên qua các nét phác thảo cơ bản. Trần Tế Xương lí giải lí do bà Tú phải vất vả như thế để “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Cách sử dụng số từ “năm, một”, lối viết liệt kê, tách riêng “năm con” và “một chồng”, tác giả như đếm cụ thể từng vất vả bà Tú chịu đựng. Hơn nữa, với số người đông như thế, bà Tú vẫn nuôi “đủ”, đem đến cho chồng con cuộc sống no đủ cả về vật chất lẫn tinh thần, thì bà Tú lại càng vất vả hơn.

Hai câu tiếp theo, hình ảnh bà Tú hiện lên rõ nét hơn. Tác giả sử dụng liên tiếp hai đảo ngữ, kết hợp hai từ láy: “lặn lội” là từ láy tượng hình gợi tả dáng vẻ tần tảo, buôn ngược bán xuôi của bà Tú, “Eo sèo” là từ láy tượng thanh miêu tả âm thanh của cuộc sống buôn bán khắc nghiệt, kết hợp hình ảnh ẩn dụ “thân cò” và 2 vế tiểu đối “quãng vắng><đò đông”, tác giả đã chỉ ra những nguy hiểm bà Tú phải trải qua, từ đó khắc sâu nỗi nhọc nhằn trong công cuộc mưu sinh của bà Tú.

Qua bốn câu thơ đầu, hình ảnh bà Tú hiện lên là một người phụ nữ tần tảo, nhẫn nại với công việc vô cùng vất vả, nguy hiểm nhưng bà vẫn luôn dành cho chồng con một tình yêu thương vô bờ bến. Qua đây, ta cũng cảm nhận được tình yêu thương, sự xót xa mà Tú Xương dành cho vợ, nó cũng là chút hổ thẹn khi ông không giúp được gì cho vợ mình.


Câu 2

Vẻ đẹp của bà Tú trước hết là sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con thể hiện qua câu thơ “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Số từ “năm, một” nói nên số người mà bà Tú phải nuôi. Tuy nhiều nhưng bà vẫn “nuôi đủ” cả về vật chất lẫn tinh thần. Câu thơ chia thành 2 vế cần xứng, “năm con” và “một chồng” tạo thành thế đòn gánh cân bằng đè nặng nỗi vất vả lên vai bà Tú.

Ở bà Tú, ta còn cảm nhận được sự hy sinh không hề than trách qua câu: “Một duyên hai nợ âu đành phận/Năm nắng mười mưa dám quản công”. Bằng cách sử dụng các số đếm “một, hai” và “năm, mười”, cách nói tăng tiến, cặp từ “nắng, mưa”, tác giả lại một lần nữa nhận mạnh cuộc đời cơ cực, vất vả của bà Tú. Nhưng trước những khó khăn đó, bà Tú không oán hận một lời, mà phân trần “âu đành phận”’, “dám quản công”. Bà Tú không kể công, không than trách, yêu cầu sự giúp đỡ của ông Tú. Điều ấy nó thể hiện một đức hi sinh thầm lặng nhưng vô cùng cao cả của bà Tú.


Câu 3 

Hai câu thơ cuối bài kết thúc bằng tiếng chửi, tưởng chừng như tiếng chửi của bà Tú, nhưng thật ra, nó lại là lời ông Tú tự “chửi” chính mình vì ông cho rằng mình là nguyên nhân gây nên sự vất vả của bà Tú Đây cũng là tiếng “chửi” xã hội xưa, chửi thói đời bạc bẽo để cho người vợ vất vả và bản thân ông bị định kiến xã hội ngăn cấm nên không thể giúp đỡ vợ.

Từ đây, ta có thể cảm nhận được, tiếng chửi còn mang cả sự xót xa, ngậm ngùi, cả tình yêu thương vợ vô bờ bến.


Câu 4 

- Bài thơ thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Một bức chân dung về sự vất vả và phẩm chất của bà Tú, và một bức chân dung về tình yêu thương vợ, sự áy náy, xót thương xen lẫn sự biết ơn đối với vợ của ông Tú. Cả bài thơ, tuy ông Tú không xuất hiện trực tiếp, cũng không trực tiếp bộc lộ cảm xúc, nhưng tình cảm vẫn thấm đẫm từng câu thơ.

- Xã hội xưa đẩy Tú Xương đến chỗ muốn giúp đỡ vợ, nhưng lại không có cách nào chống lại các định kiến của xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội trọng nam khinh nữ ấy, việc một nhà nho như Tú Xương có mong muốn giúp đỡ vợ, dù không thực hiện được, thẳng thắn thừa nhận sự vô dụng của bản thân là một điều hiếm có.


LUYỆN TẬP


Câu 1

Phân tích sự vận dụng…

Thương vợ là một trong những tác phẩm mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.

Về hình ảnh, tác giả sử dụng thành công hình ảnh con cò. Con cò là một hình ảnh quen thuộc trong ca dao với nhiều nét nghĩa, thường dùng để nói về thân phận của người phụ nữ lam lũ, vất vat, chịu thương chịu khó như:

Con cò lặn lội bờ sông

                              Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

Có đôi khi, hình ảnh con cò lại được sử dụng để miêu tả sự khó nhọc, vất vả của người lao động:

                                        Con cò mà đi ăn đêm

                              Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Nhìn chúng, hình ảnh con cò vốn đã sự vất vả, thân phận cay đắng xót xa. Song, khi đặt vào bài thơ Thương vợ, đối chiếu với hoàn cảnh của bà Tú, kết hợp với cách nói “thân cò” lại càng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân, thân phận cay đắng, tội nghiệp của bà Tú.

Về ngôn ngữ, Tú Xương đã vận dụng sáng tạo khá nhiều thành ngữ, đáng chú ý là thành ngữ “năm nắng mười mưa”. Cụm từ “nắng mưa” vốn được dùng để chỉ sự vất vả, lại được tách ra kết hợp với số từ “năm, mười” tạo nên thành ngữ chéo, khiến sự vất vả tăng dần lên theo cấp độ, nhấn mạnh sự vất vả, khó khăn mà bà Tú phải trải qua. Qua đó, khắc sau sự chịu thương, chịu khó, sự hy sinh cao cả, hết lòng vì chồng con của bà Tú.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác