logo

Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 trang 111, 116 Cánh Diều

Hướng dẫn Soạn bài Hịch tướng sĩ SGK Ngữ văn 8 (Cánh diều) ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 1 Ngữ văn lớp 8 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 - Mẫu số 1

Câu 1. Xác định mục đích và đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ.

- Mục đích của bài Hịch tướng sĩ là: 

Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết trong hoàn cảnh quân Mông Nguyên xâm lược nước ta nên bài hịch này đã khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ nói riêng và nhân dân ta nói chung, cùng với đó là thức tỉnh binh sĩ vừa chiến thắng phải luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu, không được chủ quan, lơ là và phải chăm chỉ học Binh thư yếu lược do mình soạn ra.

- Đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ là các tướng sĩ của ta.

Câu 2. Trình bày bố cục của bài hịch, cho biết luận điểm của từng phần và mối quan hệ của mỗi phần với mục đích của bài hịch.

- Bố cục của bài hịch gồm 4 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “đời Nguyên đến nay còn lưu tiếng tốt” => Kể về những chiến công của tiền bối đi trước và anh hùng đương thời; đề cao tinh thần trung nghĩa của họ rồi từ đó khích lệ các tướng sĩ noi theo, học hỏi 

+ Phần 2: Tiếp đến “cũng vui lòng” => Lên án và vạch mặt sự ác độc, tác nhẫn của quân xâm lược từ đó nói lên lòng căm thù giặc đến tột cùng của bản thân mình

+ Phần 3: Tiếp đến “phỏng có được không?” => Cảm nhận và chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm trong lối sống của các tướng sĩ để họ rút kinh nghiệm

+ Phần 4: Còn lại => Đề ra nhiệm vụ hiện nay mà các tướng sĩ nhất định phải thực hiện, cùng với đó là động viên tinh thần và khích lệ sự chăm chỉ đọc Binh thư yếu lược của các tướng sĩ.

- Mỗi phần đều có mối quan hệ mật thiết với mục đích đã đề ra ở trên của bài hịch. Từ phần này sang phần khác đều hướng tới muốn khích lệ và thức tỉnh tinh thần trung nghĩa, quyết chiến của các tướng sĩ để có thể đánh bại quân xâm lược trong mọi hoàn cảnh.

Câu 3. Tác giả bài hịch đưa ra những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách và đương thời nhằm mục đích gì? Các tấm gương đó có điểm chung nào?

- Tác giả bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã đưa ra những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách và đương thời nhằm để cho các tướng sĩ sẽ noi theo gương của họ, trở thành những trung thần nghĩa sĩ tiếp theo. Cùng với đó là cả khơi dậy ngọn lửa yêu nước của họ.

- Các tấm gương mà Trần Quốc Tuấn đưa ra đều có điểm chung là đều là những người nghĩa khí, hào kiệt và đặc biệt là trung thành với tướng trên.

Câu 4. Hãy chỉ ra những lí lẽ, bằng chứng về thái độ của sứ giặc mà tác giả đã nêu lên trong bài hịch. Đoạn văn đó sẽ tác động đến tình cảm của tướng sĩ như thế nào?

- Những lí lẽ, bằng chứng về thái độ của sứ giặc mà tác giả đã nêu lên trong bài hịch là:

+ Đi lại nghênh ngang ngoài đường

+ uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình

+ đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ

+ đòi ngọc lụa, thu vàng bạc 

=> Theo Trần Quốc Tuấn như đem thịt nuôi hổ đói, không tránh được tai vạ về sau

- Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã tác động đến tình cảm của tướng sĩ đó là: khơi dậy sự căm thù giặc, lòng quyết chiến để trả thù cho việc đè đầu cưỡi cổ nước ta, làm bùng lên ngọn lửa yêu nước và chăm chỉ luyện binh để thắng giặc.

Câu 5. Những câu văn nào trong bài hịch thể hiện tấm lòng của người chủ tướng? Theo em, những câu văn ấy có tác động như thế nào đối với người đọc, người nghe? Qua đó, em có nhận xét gì về con người Trần Quốc Tuấn?

>>> Xem trả lời

Câu 6. Theo em, nội dung bài hịch có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hôm nay?

>>> Xem trả lời

Câu 7. Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác?

>>> Xem trả lời

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Hịch tướng sĩ trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 20/02/2023 - Cập nhật : 27/03/2023