logo

Soạn bài: Cảnh ngày hè (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Cảnh ngày hè chi tiết nhất. Với bản soạn văn 10 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học.


Soạn bài: Cảnh ngày hè (chi tiết)


Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 118 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Những động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè: đùn đùn, giương, phun, tiễn, lao xao, dắng dỏi,…

+ “đùn đùn”: dòng nhựa sống như tràn đầy, căng mọng trong cỏ cây hoa lá, phun trào ra hết lớp này đến lớp khác

+ “giương”: tán lá xòe rộng ra, phủ kín không gian rộng lớn

+ “phun”: dòng nhựa đang tràn trề và phun trào lên tạo thành màu đỏ rực rỡ của hoa lựu

+ “tiễn” có nghĩa là dư ra => mùi hương nồng nàn, thơm ngát, lan tỏa khắp không gian

+ “lao xao”: âm thanh của người mua, kẻ bán rất tấp nập, rộn ràng gợi ra phiên chợ nhộn nhịp cuối ngày => sự phồn vinh, no đủ của cuộc sống

+ “dắng dỏi” có nghĩa là inh ỏi => âm thanh của tiếng ve tạo nên bản đàn rất rộn rã, náo nhiệt.

ð Gợi bức tranh thiên nhiên cuộc sống rất náo nhiệt, rộn ràng, vui tươi và tràn đầy sức sống vào thời điểm cuối ngày.

Câu 2 (trang 118 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

* Sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người:

- Màu xanh lục của tán lá hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng của ánh trời chiều sắp tắt kết hợp âm thanh sự chuyển động của cảnh vật ngày hè : “đùn đùn tán rợp giương”, “phun thức đỏ”, “tiễn” cùng với hình ảnh cảnh vật và con người “lao xao chợ cá”, “dắng dỏi cầm ve” đã tạo nên bức tranh thiên nhiên đất trời nhộn nhịp vào thời điểm cuối ngày.

Câu 3 (trang 118 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

* Những giác quan tác giả sử dụng để cảm nhận cảnh ngày hè:

- Xúc giác “rồi hóng mát thuở ngày trường” => tác giả mang đến cảm nhận đầu tiên cho người đọc về sự mát mẻ, dễ chịu của những cơn gió mùa hè.

- Thị giác: “hòe lục”, “thạch lựu hiên còn phun thức đỏ”, “hồng liên trì” => cảnh vật ngày hè thật đẹp, tươi sáng, nhiều màu sắc

- Khứu giác: hương thơm nồng nàn, thanh mát của hoa sen đang lan tỏa khắp không gian

- Thính giác: âm thanh náo nhiệt, rộn ràng của tiếng đàn ve râm ran và âm thanh lao xao của phiên chợ cá cuối ngày

⇒ Nguyễn Trãi là người có tình yêu vô cùng lớn đối với thiên nhiên cuộc sống

Câu 4 (trang 118 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

* Hai câu thơ cuối thể hiện tấm lòng yêu dân ái quốc:

- “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng”: tác giả muốn có cây đàn của vua Ngu Thuấn gảy khúc ca Nam phong để ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị, cảnh nhân dân được no đủ, phồn vinh đang hiện ra trước mắt mình.

- “Dân giàu đủ khắp đòi phương”: tác giả tha thiết mong muốn đất nước luôn luôn hòa bình, nhân dân ấm no hạnh phúc

* Âm điệu câu thơ lục ngôn kết thúc bài thơ tạo nên điểm sáng nổi bật, cảm xúc đã kìm nén bấy lâu và sự kết tụ trong hồn thơ Nguyễn Trãi đó là sự mong muốn nhân dân sống giàu đủ, ấm no, hạnh phúc.

Câu 5 (trang 119 SGK Ngữ Văn 10 tập 1):

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lòng say mê thiên nhiên đất trời và cuộc sống, ước mơ về một đời sống an nhiên, yên bình của đất nước


Luyện tập

Câu 1 (trang 119 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

* Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ:

- Bức tranh thiên nhiên ngập tràn màu sắc cùng với sức sống căng đầy, cuộc sống bình dị, hạnh phúc của cảnh vật và con người.

- Bức tranh tâm hồn của Nguyễn Trãi: tình yêu thiên nhiên cuộc sống và tấm lòng thương dân ái quốc tha thiết.


Tổng quát bài Cảnh ngày hè

Soạn bài: Cảnh ngày hè (chi tiết) | Soạn văn 10 hay nhất


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác