logo

Soạn bài Cảnh khuya lớp 8 trang 42, 43 Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Cảnh khuya lớp 8 trang 5 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 2 Ngữ văn lớp 8 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Cảnh khuya lớp 8 - Mẫu số 1

Câu 1. Xác định thể loại và các câu mang vần của bài Cảnh khuya. Nêu chủ đề của tác phẩm.

- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật có sử dụng nhiều yếu tố hiện đại.

- 3 vần ở câu 1, 2, 4 (xa, hoa, nhà)

- Chủ đề của bài thơ: Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Hồ chủ tịch.

Câu 2. Qua hai câu đầu bài thơ, cảnh khuya hiện lên như thế nào? Cảnh khuya ấy thể hiện được điều gì trong tâm hồn nhà thơ?

- Hai câu thơ đầu, cảnh núi rừng Việt Bắc hiện lên rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Âm thanh tiếng suối được so sánh như tiếng hát xa. Trăng là một hình ảnh tiêu biểu trong thơ Bác, nhưng nó lại xuất hiện ở bài thơ này với vẻ đẹp lung linh huyền diệu. Điệp từ “lồng” được nhắc lại 2 lần, nhấn mạnh vẻ đẹp của trăng in trên mặt đất. Nếu như ở chữ lồng được nhắc đến ở lần thứ nhất nói về ánh trăng soi vào bóng cây cô thụ lồng vào tán cây thì từ lồng thứ hai nói về bóng tán cây được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất thành những bông hoa tuyệt đẹp. Cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng vô cùng thanh bình, có âm thanh nhẹ nhàng, có ánh trăng huyền ảo, gợi lên sự bình yên.

- Nhà thơ đã dùng tâm hồn mình để lắng nghe, đồng điệu với tiếng suối rừng, tiếng nhạc rừng xanh. Những chi tiết thể hiện sự tinh tế của tác giả.

Câu 3. Phân tích hai dòng thơ cuối bài. Qua đó, em hiểu thêm được gì về con người tác giả?

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Trong hai câu cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất hoà hợp trong con người của Bác. Giữa cảnh đẹp của núi rừng Việt Bắc đã khiến tác giả rung động, say mê. Người thao thức chưa ngủ không chỉ vì cảnh đẹp đêm trăng mà còn do người suy nghĩ đến vận mệnh của đất nước. Hay cũng có thể hiểu chính vì thao thức tới cảnh khuya để lo nghĩ việc nước mà Người đã thưởng thức những cảnh đẹp tuyệt diệu của núi rừng. Điệp ngữ “chưa ngủ” lặp lại ở câu thứ ba và câu thứ tư như một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong con người Hồ Chí Minh. Hai câu cuối của bài thơ đã bộc lộ vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả.

Câu 4. Nêu nhận xét của em về việc sử dụng từ ngữ trong bài Cảnh khuya. Cho biết những từ ngữ ấy có điểm nào khác so với từ ngữ trong các bài thơ Đường luật đã học hoặc đã đọc.

 

Câu 5. Qua nội dung bài thơ, hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Hồ Chí Minh.

Qua bài thơ em cảm nhận Bác Hồ vừa là người thi sĩ với tâm hồn lãng mạn vừa là một nhà chính trị tài ba, luôn lo lắng cho vận mệnh nước nhà. Bóng dáng Bác nhỏ bé lặng im giữa rừng khuya thanh vắng nhưng tâm hồn ấy thật bao la, cao cả. Bác đâu sống vì mình mà cả đời lo nghĩ cho muôn dân, cho đất nước ngày mai thái bình. Bài thơ vừa khắc họa hình ảnh người thi sĩ với tâm hồn lãng mạn, vừa khắc họa người chiến sĩ cách mạng trong nỗi trăn trở nước nhà. Đó là một tâm trạng đầy bất trắc, lo âu không yên tâm. Qua đó, ta thêm yêu quý và trân trọng tấm lòng của Bác với đất nước Việt Nam. Tuy trong lòng bác vẫn canh cánh nỗi lo là vậy nhưng Bác cũng có tâm hồn lãng mạn, yêu thiên nhiên vô cùng.

Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) nêu cảm nghĩ của em về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Câu thơ như giải thích được nguyên nhân vì sao Bác chưa ngủ. Bác chưa ngủ vì “lo nỗi nước nhà”, lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, lo cho cuộc sống của nhân dân. Không chỉ đêm nay mà đã rất nhiều đêm Bác không ngủ được vì nỗi trăn trở với vận mệnh dân tộc. Nhưng cũng chính vì chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà mà Bác Hồ đã ngắm được trọn vẹn cảnh đêm trăng đẹp tuyệt diệu. Ở Bác có một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cách mạng cộng sản kiên trung, anh dũng, bất khuất.  

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Cảnh khuya trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 20/02/2023 - Cập nhật : 25/04/2023