logo

Bài Bình Ngô đại cáo SGK 10 trang 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 21 - Văn Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Bình Ngô đại cáo SGK 10 trang 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 21 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Chuẩn bị Soạn bài Bình Ngô đại cáo

Câu 1 (trang 11, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Bạn đã từng học, từng đọc những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là “hùng văn”? Hãy chia sẻ thông tin khái quát về một trong số tác phẩm ấy?

Lời giải 

- Một số bài: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)…

- Khái quát về tác phẩm Nam quốc sơn hà:

+ Sáng tác trong trận chiến chống quân Tống.

+ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

+ Giọng thơ: hùng hồn, mạnh mẽ, đanh thép.

+ Nội dung: khẳng định chủ quyền của dân tộc và sự quyết tâm đánh bại quân xâm lươc để bảo vệ, gìn giữ nền độc lập đất nước.

Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Theo bạn, một tác phẩm được nhìn nhận là bản tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thường ra đời trong hoàn cảnh nào và có những đặc điểm gì?

Lời giải

- Hoàn cảnh: những tác phẩm đấy được sáng tác trong giai đoạn chiến tranh cam go, ác liệt giữa đất nước với quân xâm lược.

- Đặc điểm:

+ Giọng văn đanh thép, hùng hồn.

+ Lí lẽ sắc bén.

+ Nội dung: khẳng định chủ quyền dân tộc; nêu cao ý chí, quyết tâm của quân và dân trên con đường bảo vệ nền độc lập ấy.


Đọc hiểu bài Bình Ngô đại cáo


Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 11, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý tư tưởng thực thi nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm.

Lời giải 

Tư tưởng:

- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Với Nguyễn Trãi, thực thi nhân nghĩa trước hết là việc đánh bay quân xâm lược để dân được hưởng hạnh phúc, yên ổn.

Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: “Chủ quyền dân tộc” được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào?

Lời giải 

Thể hiện ở những phương diện”:

- Văn hiến: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

- Lãnh thổ: Núi sông bờ cõi đã chia.

- Phong tục: Phong tục Bắc Nam cũng khác.

- Lịch sử: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập / … mỗi bên xưng đế một phương.

Câu 3 (trang 12, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù đã được thể hiện như thế nào?

Lời giải

Thể hiện qua sự tố cáo trước tội ác không thể tha thứ của kẻ thù:

- Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn / Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

- Dối trời lừa dân… / Gây binh kết oán…

- Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng / Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

- Tàn hại cả giống côn trung cây cỏ / Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.

- Độc ác thay…

- Dơ bẩn thay…

- Lẽ nào trời đất dung tha / Ai bảo thần nhân chịu được?

Câu 4 (trang 13, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý giọng văn đầy cảm xúc của tác giả khi nói về nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng.

Lời giải

Khi viết về nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng, tác giả thể hiện sự xót xa, thương cảm, căm phẫn trước hành động vô nhân tính của kẻ thù

Câu 5 (trang 13, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có suy nghĩ và hành động gì trước tội ác của giặc Minh?

Lời giải 

- Suy nghĩ: căm thù bọn xâm lược, đau đáu trước những nỗi đau mà người dân đang phải gánh chịu.

- Hành động: đứng dậy phất cờ khởi nghĩa.

Câu 6 (trang 14, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Những khó khăn gì của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu dấy binh được chú ý nhấn mạnh?

Lời giải 

Những khó khăn:

- Thiếu những bậc anh hùng tài giỏi: Tuấn kiệt như sao buổi sớm / Nhân tài như lá mùa thu.

- Bộ máy chỉ huy còn ít: Nơi duy ác hiếm người bàn bạc.

- Hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ còn thiếu thốn.

- Chưa có quân đội hùng mạnh.

Câu 7 (trang 15, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Lời giải 

Chi tiết:

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới / Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.

…lấy yếu chống mạnh / …lấy ít địch nhiều.

Câu 8 (trang 15, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Ý câu văn “Đem đại nghĩa ... thay cường bạo” có mối quan hệ như thế nào với chủ trương “mưu phạt công tâm” và tư tưởng nhân nghĩa?

Lời giải

Mối quan hệ: gắn bó, đồng nhất với nhau. Bởi xét đến cùng, để đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta, cần nhất đấy chính là nghĩa lớn của toàn thể nhân dân. Phải có lòng người, với sự quyế tâm, kiên trì, bền bỉ, đoàn kết thì mới dành được chiến thắng.

Câu 9 (trang 16, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào?

Lời giải 

Kết cục: bị người đời cười chê, mang tiếng xấu muôn đời.

Câu 10 (trang 17, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý các chi tiết, hình ảnh thể hiện tinh thần và khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân.

Lời giải 

Chú ý:

- Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong / Ta sau lại sai tướn chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực.

- Trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế / … trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu / … Bá tước Lương Minh bại trận tử vong / … Thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.

- … ta đưa lưỡi giao tung phá / Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau.

Câu 11 (trang 18, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Sự hèn nhát và cảnh thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua các chi tiết cụ thể nào?

Lời giải 

Chi tiết:

- Đô đốc Thôi Tự quỳ đầu hàng.

- Thương thư Hoàng Phúc trói tay xin hàng.

- Lạng Giang, Lạng Sơn người chết đầy đường.

- Xương Giang, Bình Than máu đỏ nước.

- quân Vân Nam khiếp vía vỡ mật.

- quân Mộc Thanh thi nhau chạy trốn thoát thân.

Câu 12 (trang 19, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Chú ý tư thế của người phát ngôn khi tuyên bố về thắng lợi của cuộc kháng chiến và về sự bắt đầu một thời kì mới của đất nước.

Lời giải 

Chú ý: người phát ngôn bày tỏ sự tự hào đồng thời khẳng định rằng ta đã bảo vệ độc lập dân tộc. Đất nước yên bình trở lại.

Soạn bài Bình Ngô đại cáo SGK 10 trang 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 21 - Văn Kết nối tri thức

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 21, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Căn cứ vào nội dung bài học và hiểu biết của mình, hãy cho biết: tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô đại cáo, sự kiện lịch sử được tái hiện và bàn luận trong tác phẩm, đối tượng tác động và mục đích viết của bài cáo.

Lời giải 

- Tư cách phát ngôn: người đại diện của vua và cũng là lời đại diện cho toàn thể người dân thời bấy giờ.

- Sự kiện lịch sử:

+ Nước Nam đã có từ lâu đời, cùng thời với nhà Hán, Đường, Tống, Nguyên (nước của quân xâm lược).

+ Ngô Quyền đánh bại quân Hán ở sông Bạch Đằng.

+ Lý Thường Kiệt giành chiến thắng trước quân Tống.

+ Trần Quốc Toản đánh phá quân Toa Đô.

+ Khởi nghĩa quân Lam Sơn.

- Đối tượng tác động: nhân dân nước Nam, giặc ngoại xâm.

- Mục đích viết: tuyên ngôn, khẳng định chắc nịch về chủ quyền của đất nước; tố cáo tội ác tàn bạo, dã man của quân xâm lược; xót xa, thương cảm trước những nỗi đau mà nhân dân phải chịu đựng; ca ngợi, tự hào những chiến công oanh liệt, đánh tan kẻ thù của quân và dân nước Nam.

Câu 2 (trang 21, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Xác định luận đề của văn bản và nêu lí do vì sao bạn xác định như vậy.

Lời giải 

Luận đề: tư tưởng nhân nghĩa.

Vì xuyên suốt bài cáo, Nguyễn Trãi đã dùng những lí lẽ để chứng mình tư tưởng nhân nghĩa, ấy chính là việc đánh đuổi kẻ thù để bảo vệ hạnh phúc cho dân. Bảo vệ hạnh phúc cho dân, chính là bảo vệ sự bình yên cho đất nước.

Câu 3 (trang 21, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Theo bạn, trong đoạn (1) của văn bản, câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa?

Lời giải 

Câu văn: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

Câu 4 (trang 21, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Hãy khái quát nội dung của các đoạn từ (2) đến (5) và cho biết chức năng của mỗi đoạn trong mạch lập luận.

Lời giải

- Khái quát:

+ Đoạn 2: phơi bày, tố cáo tội ác của kẻ thù.

+ Đoạn 3: kháng chiến của nghĩa quân Lam Sơn.

+ Đoạn 4: khí thế và kết quả của trận chiến.

+ Đoạn 5: thời kì bình yên – một kỉ nguyên mới cho Đại Việt.

- Chức năng:

+ Đoạn 2: bằng chứng về việc quân xâm lược hành hạ dân ta.

+ Đoạn 3: trước những tội ác không thể tha thứ, quân ta đã đứng dậy, tiến lên phất cờ khởi nghĩa. Là sự liền mạch sau đoạn 2.

+ Đoạn 4: quân ta đã giành chiến thắng, kẻ thù đầu hàng, quỳ gối, bỏ chạy về nước. Là kết quả cuộc quá trình kháng chiến của đoạn 3.

+ Đoạn 5: đất nước thái bình, không còn quân xâm lược trên mảnh đất quê hương. Đây là lời kết, khẳng định chủ quyền, sức mạnh của quân và dân. Là sự nối tiếp sau chiến thắng, kết thúc vấn đề.

Như vậy, đoạn sau là sự tiếp tục phát triển của đoạn trước. 

Câu 5 (trang 21, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Nêu nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm.

Lời giải  

Nhận xét:

- Lập luận chặt chẽ.

- Bằng chứng cụ thể, khách quan.

- Lời văn có sức thuyết phục.

Câu 6 (trang 21, Sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Hãy chỉ ra những yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn bản. Theo bạn, những yếu tố này có thể đem lại hiệu quả gì trong việc thuyết phục người đọc, người nghe?

Lời giải 

- Yếu tố tự sự:

+ Kể lại tội ác của quân xâm lược đối với nhân dân.

+ Khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Sự thất bại ê chề của quân xâm lược.

+ Chiến thắng oanh liệt của quân dân ta.

+ Sự hèn nhát của quân thù.

- Yếu tố biểu cảm:

+ Căm phẫn trước tội ác của quân thù.

+ Xót thương cho nhân dân.

+ Tự hào khi quân ta giành chiến thắng.

+ Vui tươi khi chúng ta bước sang một kỉ nguyên mới của nước Đại Việt.

- Hiệu quả:

+ Bài cáo có sức hút, không bị khô khan.

+ Gây ấn tượng tới người đọc.

+ Thuyết phục, tăng tính khách quan.

+ Thể hiện được tư tưởng nhân nghĩa xuyên sốt toàn bộ văn bản/

Câu 7 (trang 21, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Bình Ngô đại cáo được đánh giá là một áng hùng văn. Theo bạn, những căn cứ chính của đánh giá đó là gì?

Lời giải 

Căn cứ chính:

- Nghệ thuật:

+ Lựa chọn thể loại phù hợp với nội dung.

+ Lí lẽ sắc bén.

+ Khách quan.

+ Lập luận chặt chẽ.

+ Từ ngữ có sự chọn lọc, cô đọng, mang tính khái quát.

+ Giọng văn hùng hồn, đanh thép, mạnh mẽ.

+ Sử dụng hàng loạt câu khẳng định

- Nội dung:

+ Thể hiện được chủ quyền độc lập dân tộc.

+ Cảm xúc trước tội ác của quân thù.

+ Quyết tâm đánh đuổi bọn xâm lược.

+ Tự hào, ngợi ca chiến thắng của đất nước.

Câu 8 (trang 21, SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đề bài: Nêu khái quát ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV.

Lời giải 

Ý nghĩa: Bài cáo đã cổ vũ tinh thần mạnh mẽ cho nhân dân ta, khép lại những năm tháng sống trong gian lao, khổ cực của nhân dân. Kết thúc bằng sự chiến thắng vang dội của đất nước đã mở ra một kỉ nguyên mới cho nước Đại Việt. Đồng thời, là bài học để chúng ta phải ý thức hơn nữa trong quá trình phát triển và bảo vệ tổ quốc.


Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một trong hai vấn đề sau:

- Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn (1) của văn bản

- Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Lời giải 

Lựa chọn vấn đề 2:

Bình Ngô đại cáo được mệnh danh là bản thiên cổ hùng văn của dân tộc. Bài cáo để thể hiện được tinh thần dân tộc sâu sắc. Chủ quyền dân tộc ngay từ đoạn đầu tiên đã được Nguyễn Trãi khẳng định có từ lâu đời, được hình thành, tồn tại và phát triển cùng với thời nhà Hán, nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên – một đất nước láng giềng. Ấy mà, họ lại “dám cả gan” xâm lược nước chúng ta. Hơn thế nữa, lãnh thổ đã phân chia, phong tục mỗi nơi mỗi khác. Hà cớ gì, lại xâm lược đất nước yên bình, mộng mơ của chúng ta? Là muốn mở rộng lãnh thổ ư? Hành động của họ là tội ác không thể tha thứ. Bởi từ xưa đến nay, nước nào sẽ do vua nước đấy cai quản, không một ai có quyền được xâm chiếm lãnh thổ của quốc gia khác. Hơn thế nữa, cái lòng ham muốn của quân thù đã đẩy người dân rơi vào cảnh khốn cùng. Dù là dân ta hay quân của kẻ thù, cái chết không thể đếm xuể. Rơi vào cảnh lao lực ấy, tức nước vỡ bỡ, quân ta đã nổi dậy đứng lên. Rõ ràng, dù lúc bấy giờ, hoàn cảnh đất nước lâm vào khó khăn, thiếu thốn nhưng với tinh thần, ý chí chiến đấu mãnh liệt, sục sôi, để bảo vệ chính mình, bảo vệ người thân, bảo vệ làng xã, quê hương, họ đã phất cờ khởi nghĩa. Tinh thần quả cảm, sự anh dũng của quân và dân nước Đại Việt thật đáng nể phục và tự hào! Qua những câu văn sắc bén, lập luận chặt chẽ, lời lẽ hùng hồn, tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được đẩy lên cao trào. Và sau cùng, cái tinh thần, ý thức đấy xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt toàn bộ bài thơ.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Kết nối tri thức 

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Bình Ngô đại cáo SGK 10 trang 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 21 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 03/07/2023