logo

Soạn bài Bên bờ Thiên Mạc lớp 8 trang 68, 72 Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Bên bờ Thiên Mạc lớp 8 trang 68, 69, 70, 71, 72 Cánh diều ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều tập 2 Ngữ văn lớp 8 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Soạn bài Bên bờ Thiên Mạc lớp 8 - Mẫu số 1

Câu 1. Tác phẩm Bên bờ Thiên Mạc gắn liền với sự kiện lịch sử nào của dân tộc? Xác định nội dung chính của mỗi phần (đánh số) trong đoạn trích.

- Tác phẩm Bên bờ Thiên Mạc gắn với sự kiện: cuộc kháng chiến năm 1285 chống quân Mông-Nguyên lần thứ hai.

- Văn bản chia thành 2 phần:

Phần 1: Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ đưa tin cho Hoàng Đỗ.

Phần 2: Trần Bình Trọng xóa bỏ thân phân phận nô tì cho Hoàng Đỗ.

Câu 2. Hãy liệt kê tên các nhân vật trong đoạn trích. Những nhân vật nào là nhân vật có thật trong lịch sử?

- Các nhân vật trong đoạn trích: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Hoàng Đỗ, ông già Màn Trò.

- Những nhân vật lịch sử là: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng

Câu 3. Nêu một số chi tiết cụ thể (lời nói, suy nghĩ, hành động,...) mà tác giả đã sử dụng để khắc hoạ về Trần Bình Trọng, Trần Quốc Tuấn và Hoàng Đỗ. Từ đó, nhận xét về phẩm chất của ba nhân vật ấy.

- Nhân vật Trần Bình Trọng được miêu tả qua một số chi tiết như sau:

+ "Cậu bé chăn ngựa đã biết đem tất cả....hạnh phúc đối với những người làm tướng". Chi tiết này cho thấy đây là người rất có mắt nhìn người, không coi thường năng lực của người khác dù biết thân phận cực khổ của họ.

+ "Nhưng đột nhiên, ông nhớ lại và thấy trước đây, ông chưa đối xử rộng tình với quân sĩ và gia nô của ông." Đây là một người chủ tướng, chủ nhân tốt, biết nghĩ đến những người cấp dưới của mình.

+ "Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm... dùng thuốc đấu trán cho Hoàng Đỗ". Bản thân là một người chủ tướng nhưng Trần Bình Trọng đã thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của người dưới trướng mình.

Qua những chi tiết miêu tả đã đưa ra cho thấy Trần Bình Trọng là một vị tướng tài năng, rất giỏi nhìn người, có sự thấu hiểu cho những người dưới trướng mình.

- Nhân vật Trần Quốc Tuấn được miêu tả qua một số chi tiết như sau:

+ "Đây là một đạo...Việc lớn của nước nằm trong viên sáp này đó". Trần Quốc Tuấn rất có mắt nhìn người. 

+ "Binh pháp gọi như....như vậy đâu!". Chi tiết này thể hiện ông là người học rộng có hiểu biết sâu.

+ "Ta cũng đã nghĩ trước....vận nước đâu". Người luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ.

Từ những chi tiết trên cho thấy Trần Quốc Tuấn là người có mắt nhìn người rất tinh tế và nhìn đúng người. Luôn suy nghĩ, tính toán cẩn thận trước mọi thứ.

- Nhân vật Hoàng Đỗ được miêu tả qua một số chi tiết như sau:

+ “ Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ”. Còn nhỏ nhưng đã có lòng yêu nước vô cùng lớn, sẵn sàng hi sinh vì nước, dù có chết thì cũng chẳng sợ gì.

+ “cháu sợ không đảm đương được việc này”. Khi đứng trước việc lớn thì bản thân có phần lo lắng và sợ hãi vì sợ không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ "Nuốt xong, cháu không chịu chết....mạng giặc." Chi tiết này cho thấy Hoàng Đỗ là một cậu bé gan dạ, có lòng căm hận giặc.

Từ những chi tiết miêu tả này cho thấy Hoàng Đỗ là một cậu bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và có lòng yêu nước nồng nàn từ khi còn rất nhỏ.

Câu 4. Đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua những yếu tố nào ở văn bản này?

Đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua một số yếu tố sau:

- Văn bản có nội dung liên quan đến các nhân vật lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng.

- Văn bản còn có nội dung liên quan đến sự kiện lịch sử: Cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của nhà Trần.

- Văn bản có sự đan xen với yếu tố hư cấu, tưởng tượng, có sự bộ sung, sáng tạo của tác giả chứ không đơn thuần là kể lại sự kiện lịch sử, con người có thật.

- Bối cảnh của văn bản là một hoàn cảnh xã hội cụ thể đặt trong một sự kiện lịch sử cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.

- Ngoài những nhân vật chính có thật trong lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng còn có các nhân vật hư cấu như cha con ông già Màn Trò - Hoàng Đỗ.

- Văn bản có các từ ngữ chỉ tước hiệu hay danh xưng thời phong kiến như: nô tì, tướng quân...

Câu 5. Trong đoạn trích trên, điều gì gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với em? Vì sao? 

Trong đoạn trích trên, điều gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là lòng yêu nước của nhân vật Hoàng Đỗ. Hoàng Đỗ chỉ là một cậu bé còn nhỏ tuổi nhưng lại rất ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và có lòng yêu nước nồng nàn từ khi còn rất nhỏ, đây quả là một đức tính tốt và đáng để học hỏi cậu bé. “Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ” mặc dù cậu bé này vẫn còn nhỏ tuổi nhưng trong thâm tâm đã cháy lên ngọn lửa yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì nước dù có chết thì cũng chẳng sợ gì. 

Câu 6. Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc giúp em hiểu thêm được gì về tấm lòng của những người con nước Việt khi đất nước có giặc ngoại xâm?

>>> Xem trả lời

>>> Xem toàn bộ: Soạn Văn 8 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Bên bờ Thiên Mạc trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 21/02/2023 - Cập nhật : 28/04/2023