logo

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Minh Thanh

Câu trả lời đúng nhất: Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Minh Thanh

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Minh Thanh

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Trung Quốc thời Minh Thanh qua bài viết dưới đây nhé!


1. Trung Quốc thời Minh

- Năm 1271, vua Mông cổ là Khu-bi-lai (Hốt Tất Liệt) lên ngôi Hoàng đế, thiết lập triều Nguyên ở Trung Quốc (1271 - 1368).

- Dưới sự thống trị của nhà Nguyên, nhân dân Trung Quốc liên tiếp đứng lên đấu tranh. Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đổ được nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh (1368 - 1644).

- Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế.

a. Kinh tế: 

Khôi phục và phát triển kinh tế, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện:

- Có những công trường thủ công lớn ở Giang Tây - đồ gốm Cảnh Đức.

- Xưởng dệt; nhà buôn lớn.

- Thành thị nhiều như Bắc Kinh, Nam kinh.

b. Bộ máy nhà nước

Quan tâm xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền nhằm chấm dứt tình trạng hỗ chiến và mưu phản.

- Năm 1380, bỏ chức Thừa tướng, Thái úy thay vào đó là các Thượng Thư phụ trách các bộ (6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), hoàn chỉnh bộ máy quan lại.

- Các quan ở tỉnh chịu sự chỉ đạo của triều đình.

- Hoàng đế tập trung mọi quyền hành, trực tiếp nắm quân đội, phong tước và ban cấp đất đai cho con cháu trong hoàng tộc, công thần thân tín làm chỗ dựa cho triều đình.

- Xã hội:

+ Cuối thơi Minh, nạn chấp chiếm ruộng đất diễn ra phổ biến

+ Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân ngày càng sâu sắc

+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra (Khởi nghĩa Lý Tự Thành) => Xã hội phong kiến Trung Quốc lâm vào tình trạng suy thoái

c. Ảnh hưởng của sự xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc

 Dưới thời Minh, các vị vua đã đưa ra nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế, một trong số đó chính là chính sách mở cửa và hội nhập, tạo điều kiện cho các thương nhân trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước.

- Do chính sách đồn điền được tập trung vào tay các địa chủ và quan lại phong kiến, những mâu thuẫn và bóc lột trong xã hội đã làm cho mầm mống sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện. Mâu thuẫn dân tộc (bao gồm mâu thuẫn của đất nước với các thế lực thù địch) và mâu thuẫn giai cấp (mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, quan lại phong kiến) ngày càng gay gắt và khó hòa giải.

- Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, chính chế độ tư hữu về ruộng đất, cũng một phần làm cho kinh tế của Trung Quốc vào thời Minh phát triển mạnh mẽ. Điển hình là các trung tâm kinh tế, trung tâm chính trị nổi lên rất nhiều, xuất hiện nhiều trung tâm làm đồ gốm, chủ thợ dệt lớn.

- Tầng lớp tiểu tư sản ở nơi đây cũng dần xuất hiện. Các tiểu tư sản chủ yếu là các thương nhan nhỏ lẻ, các học sinh, sinh viên, các nho sĩ có tinh thần dân tộc lớn. Một phần tiêu tư sản khách là các địa chủ nhỏ và vừa, chỉ biết tư nhân lợi lộc cho mình và không có tinh thần cách mạng.

>>> Tham khảo: Những thành tựu nào thời Minh Thanh là nổi bật nhất? Vì sao?


2. Trung Quốc thời Thanh

Nhà Thanh hay Trung Hoa Đại Thanh quốc, Đại Thanh Đế Quốc, còn được gọi là Mãn Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc.

+ Chính sách của nhà Thanh

- Đối nội: Người Mãn Thanh khi vào Trung Quốc lập ra nhà Thanh và thi hành chính sách áp bức dân tộc, bắt người Trung Quốc ăn mặc và theo phong tục người Mãn, mua chuộc địa chủ người Hán, giảm thuế cho nông dân nhưng mâu thuẫn dân tộc vẫn tăng dẫn đến khởi nghĩa nông dân khắp nơi.

- Đối ngoại: thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” trong bối cảnh bị sự nhóm ngó của tư bản phương Tây dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã làm cho nhà Thanh sụp đổ.

=> Nhà Thanh đã củng cố quyền quản lý hòa bình của họ đối với Trung Quốc, hoà nhập và hòa hợp văn hoá của các dân tộc thiểu số với văn hoá Trung Quốc, và xã hội Trung Quốc đã đạt tới tầm ảnh hưởng cao nhất của Đế quốc Trung Hoa. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Thanh đã suy giảm trong thế kỷ 19 và phải đối mặt với sức ép từ bên ngoài, nhiều cuộc nổi loạn bên trong và những thất bại trong chiến tranh, khiến nhà Thanh tàn tạ từ sau nửa cuối thế kỷ 19.

>>> Tham khảo: Nêu những biểu hiện nổi bật về sự phát triển kinh tế thời Minh Thanh?


3. Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Minh Thanh

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Minh Thanh

Bộ máy nhà nước: quan tâm xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền nhằm chấm dứt tình trạng hỗ chiến và mưu phản.

- Năm 1380, bỏ chức Thừa tướng, Thái úy thay vào đó là các Thượng Thư phụ trách các bộ (6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), hoàn chỉnh bộ máy quan lại.

- Các quan ở tỉnh chịu sự chỉ đạo của triều đình.

- Hoàng đế tập trung mọi quyền hành, trực tiếp nắm quân đội, phong tước và ban cấp đất đai cho con cháu trong hoàng tộc, công thần thân tín làm chỗ dựa cho triều đình.

----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về “Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Minh Thanh“. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 22/08/2022 - Cập nhật : 24/11/2022