logo

Sản xuất ở thành thị phát triển dẫn đến

Do sản xuất phát triển từ thế kỷ XI, nên xuất hiện tiền đề nền kinh tế hàng hóa: Năng suất lao động tăng tạo ra nhiều sản phẩm thừa; Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, và tách khỏi lãnh địa, hàng hóa bán ra thị trường một cách tự do, thường tập trung ở nơi đông người, các ngã ba đường, bến sông để buôn bán trao đổi, lập ra thị trấn, sao trở thành thành thị. Sản xuất ở thành thị phát triển dẫn đến hình thành tầng lớp thương nhân làm trung gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm.


Câu hỏi: Sản xuất ở thành thị phát triển dẫn đến?

A. Trong các xưởng thủ công hình thành bộ phận chuyên lo bán hàng

B. Hình thành tầng lớp thương nhân làm trung gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm

C. Tình trạng hàng hóa ế thừa không có người mua

D. Hình thành các chợ để buôn bán hàng hóa

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Hình thành tầng lớp thương nhân làm trung gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm.

Sản xuất ở thành thị phát triển dẫn đến hình thành tầng lớp thương nhân làm trung gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm.

>>> Xem thêm: Sản xuất vật chất là gì?


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án B

 Do sản xuất phát triển từ thế kỷ XI, nên xuất hiện tiền đề nền kinh tế hàng hóa.

- Năng suất lao động tăng tạo ra nhiều sản phẩm thừa.

- Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, và tách khỏi lãnh địa, hàng hóa bán ra thị trường một cách tự do, thường tập trung ở nơi đông người, các ngã ba đường, bến sông để buôn bán trao đổi, lập ra thị trấn, sao trở thành thành thị.

- Trong thành thị có các thương hội và phường hội.

- Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong thành thị đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.

-Thành thị đã xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.

- Mang không khí tự do, mở mang trí thức, các trường đại học ra đời như Bô-lô-nha ( Ý ). Ox-phớt (Anh), Xooc – bon ( Pháp).

Sự phát triển này đòi hỏi cần phải có một bộ phận nào đó để làm trung gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm, nên tầng lớp thương nhân được ra đời.

Như vậy, Sản xuất ở thành thị phát triển dẫn đến hình thành tầng lớp thương nhân làm trung gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm.

>>> Xem thêm: Sản xuất hàng hóa xuất hiện dựa trên điều gì?

Sản xuất ở thành thị phát triển dẫn đến

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về kinh tế các nước Tây Âu

Câu 1: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?

A. Chỉ mua sắt, muối và sa xỉ phẩm từ bên ngoài lãnh địa.

B. Nông dân sản xuất ra được mọi thứ cần dùng trong lãnh địa.

C. Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.

D. Sản xuất có những tiến bộ đáng kể: Dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ.

Đáp án đúng: C

Câu 2: Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời trung đại là

A. Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.

B. Thúc đẩy nền kinh tế công, thương nghiệp phát triển.

C. Mang không khí tự do, dân chủ, mở mang tri thức cho mọi người.

D. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.

Đáp án đúng: D

Câu 3: Từ thế kỉ XI, ở Tây âu đã xuất hiện

A. Những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.

B. Những công trường thủ công.

C. Những đô thị luôn làm nghề buôn bán.

D. Những lãnh địa lớn trên cơ sở hợp nhất nhiều lãnh thổ.

Đáp án đúng: A

Câu 4: Thân phận của nông nô có khác gì so với thân phận của nô lệ?

A. Không có gì, bị bóc lột cùng cực, bị đối xử tàn nhẫn.

B. Nông nô bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào chủ.

C. Tự do hơn trong sản xuất, có công cụ, gia súc, gia đình và túp lều để ở.

D. Nông nô bị lãnh chúa phong kiến coi như những công cụ biết nói.

Đáp án đúng: C

Câu 5: Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì

A. Chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng.

B. Mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phậm.

C. Nhà vua có quyền lực tối cao nhưng quyền hành của bộ máy giúp việc cũng lớn.

D. Có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa.

Đáp án đúng: B

-----------------------------

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu xong về Sản xuất ở thành thị phát triển dẫn đến kết quả gì và trả lời 1 số câu hỏi liên quan, Top lời giải chúc các bạn có một kiến thức thật bổ ích và đạt kết quả như mong muốn. 

icon-date
Xuất bản : 20/06/2022 - Cập nhật : 26/11/2022