logo

[Cánh diều] Lịch Sử 10 Bài 15 Lý thuyết: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 15 Cánh Diều: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Sử 10 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt - Lịch sử 10 Cánh Diều


1. Chính trị

* Chính trị

Sách mới Lý thuyết Sử 10 Bài 15 Cánh Diều: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

+ Tổ chức bộ máy nhà nước không ngừng được củng cố, hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

+ Việc thành lập cơ quan hành chính, pháp lí, chuyên môn, giám sát,... thể hiện vai trò tổ chức, quản lý của nhà nước ngày càng chặt chẽ.

* Luật pháp

- Nhà nước tăng cường quản lý xã hội thông qua luật pháp.

- Năm 1042, dưới triều Lý Thái Tông, ban hành bộ luật đầu tiên trong lịch sử là bộ luật Hình thư, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt.

- Bộ luật dưới triều Trần, Hậu Lê và Nguyễn đều được ban hành ổn định trật tự xã hội.

- Nội dung chủ yếu trong các bộ luật là đề cao tính dân tộc, chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền lực của giai tầng thống trị, bảo vệ lợi ích nhân dân, trong đó bao gồm cả quyền lợi của phụ nữ.


2. Kinh tế

* Nông nghiệp

- Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp, như:

+ Đắp đê, xây dựng hoặc tu sửa các công trình thủy lợi

+ Kêu gọi và tổ chức nhân dân khai hoang mở rộng diện tích cày cấy

+ Thực hiện phép “quân điền” chia ruộng đất cho nông dân

+ Nghiêm cấm giết trâu bò, để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp

+ Ngoài ra, nhà nước còn thực hiện: miễn giảm thuế, cày tịch điền; đặt một số chức quan quản lí, giám sát và khuyến khích sản xuất nông nghiệp

- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước. Ngoài ra, người dân còn trồng nhiều cây lương thực như ngô, khoai, sắn,...

- Phương thức và kĩ thuật canh tác có những bước tiến mới, nhân dân sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng sắt; năng suất lao động tăng cao

- Công cuộc khai hoang, phục hoá, lấn biển làm tăng diện tích trồng trọt, lập thêm nhiều làng mới, góp phần mở rộng lãnh thổ và tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.

- Hệ thống để điều, thuỷ lợi từng bước được hoàn chỉnh trong cả nước.

* Thủ công nghiệp

Sách mới Lý thuyết Sử 10 Bài 15 Cánh Diều: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

- Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển: dệt lụa, đồ gốm, đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, nhuộm,..

- Nhiều nghề khác xuất hiện, như làm tranh sơn mài, làm giấy, khắc bản in,...

- Thế kỷ XVI-XVII, có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng với sản phẩm đa dạng và tinh xảo.

Tác động của thủ công nghiệp đối với nền văn minh Đại Việt:

- Cục Bách tác và các quan xưởng tại Thăng Long là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ nhà nước vua, quan trong triều đình. Các hoạt động chủ yếu là đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội.

- Sự phát triển của thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước, vừa tạo ra được sản phẩm để trao đổi với thương nhân nước ngoài.

* Thương nghiệp

Sách mới Lý thuyết Sử 10 Bài 15 Cánh Diều: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

- Về nội thương:

+ Chợ làng, chợ huyện được hình thành và phát triển mạnh, hoạt động buôn bán giữa các làng, các vùng trong nước diễn ra nhộn nhịp.

+ Kinh đô Thăng Long trở thành trung tâm buôn bán sầm uất dưới thời Lý, Trần, Lê sơ

- Về ngoại thương:

+ Hoạt động trao đổi, buôn bán với nước ngoài bước đầu phát triển với nhiều mặt hàng phong phú.

+ Dưới thời Lý, Trần, Lê sơ các địa điểm trao đổi hàng hoá với nước ngoài được hình thành ở vùng biên giới, như Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hoá),...

+ Từ thế kỉ XVI, ngoài thương nhân phương Đông, thuyền buôn của phương Tây (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp,...) đã vào Đại Việt trao đổi, buôn bán. Việc thông thương với nước ngoài góp phần mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy sự hưng thịnh của các đô thị và cảng thị


3. Văn hóa

* Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng của văn minh Đại Việt.

Sách mới Lý thuyết Sử 10 Bài 15 Cánh Diều: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Lĩnh vực

Thành tựu

Tư tưởng

- Phật giáo có ảnh hưởng về mặt chính trị, xã hội mạnh mẽ dưới thời Lí, Trần

- Tư tưởng Nho giáo: gắn với hoạt động học tập, thi cử từ thời Lý, Trần, Lê Sơ

- Dưới thời Lê Sơ, Nho giáo có vị trí độc tôn.

Tôn giáo

- Phật giáo thịnh trị dưới thời Lí, Trần, sức ảnh hưởng mạnh ở tầng lớp thống trị và dân gian.

- Đạo giáo: dung hòa cùng tín ngưỡng bản địa

Tín ngưỡng

Thờ cúng tổ tiên, thờ thành Hoàng làng, thờ mẫu, thờ các vị anh hùng dân tộc, thờ tổ nghề

* Giáo dục

- Về hệ thống giáo dục:

+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài, Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa.

+ Từ thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Các lớp học tư nhân ở các làng xã cũng được mở ra.

+ Từ thời Lê sơ, hệ thống trường học mở rộng trên cả nước; nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, tiêu biểu như việc ban Chiểu khuyến học thời Tây Sơn.

- Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại:

+ Nhà nước chính quy hoá việc thi cử để tuyển chọn người tài

+ Thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chức chính quy, hệ thống (thi Hương, thi Hội, thi Đình)

* Chữ viết và văn học

Lĩnh vực

Thành tựu

Chữ viết

Sáng tạo ra chữ Nôm. 

- Triều Hồ và Tây Sơn khuyến khích sử dụng chữ Nôm trong văn tự. 

-  Thế kỷ thứ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời và được sử dụng

Văn học chữ Hán

- Phát triển và đạt nhiều thành tựu. 

- Nội dung chủ yếu ca ngợi truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc. 

- Thể loại: tiểu thuyết chương hồi, truyện ký,...

Văn học chữ Nôm

Từ thế kỉ XIII -XVI-XIX. 

- Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, phê phán một bộ phận quan lại cường hào và phản ánh những bất công trong xã hội, đề cao vẻ đẹp con người...

Văn học dân gian

- Duy trì và phát triển mạnh trong các thế kỷ XVI-XVIII. 

- Phản ánh tâm tư, tình cảm con người, đất nước với nhiều thể loại phong phú như thơ ca, tục ngữ, hò vè, hát, truyện cổ tích,...

* Khoa học kĩ thuật

Sách mới Lý thuyết Sử 10 Bài 15 Cánh Diều: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

- Sử học:

+ Nhà Trần lập Quốc sử viện, nhà Nguyễn lập Quốc sử quán

+ Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như: Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu), Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên)…

- Địa lí: có các tác phẩm nổi tiếng như: Dư địa chí (Nguyễn Trãi); Hồng Đức bản đồ (triều Lê sơ); Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức)…

- Quân sự: có các tác phẩm nổi tiếng như: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thứ (của Trần Quốc Tuấ); Hổ Trướng khu cơ (của Đào Duy Từ)…

- Y học: có các tác phẩm nổi tiếng như: Nam dược thần hiệu (của Nguyễn Bá Tĩnh – Tuệ Tĩnh); Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác)…

- Toán học: có các tác phẩm nổi tiếng như: Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh); Lập thành toán pháp (Vũ Hữu)..

- Khoa học: Đúc súng thần cơ, đóng chiến thuyền có lầu (cổ lâu); xây dựng thành lũy…

* Nghệ thuật

- Nghệ thuật kiến trúc:

- Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng ở nhiều nơi, với quy mô lớn và vững trãi. 

- Tiêu biểu: Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, thành Lam Kinh, chùa Một Cột, Sùng Thiện Diên Linh, chùa Trấn Quốc, chùa Phật Tích. 

- Âm nhạc: nhạc dân gian, nhạc cung đình,…; nhạc cụ phong phú: trống, đàn bầu, sáo, tiêu, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nguyệt, đàn thập lục,… Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình, như hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, hát bội,…

- Lễ hội: nhiều loại hình như hội múa, tết Nguyên đán, lễ Tịch Điền, Thanh minh, Đoan Ngọ,… 

“ An Nam tứ đại khí” gồm bốn công trình lớn dưới hai triều đại Lý- Trần: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên. Được coi là bốn kỳ quan, bốn quốc bảo của thời đại Lý- Trần. Trải qua nhiều biến động lịch sử bốn bảo vật này không còn, tuy nhiên chúng vẫn hiện hữu trong các sự tích, nhắc nhở về một thời đại hưng thịnh Phật giáo và những giá trị tự hào dân tộc mà chúng mang lại.


4. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt

Sách mới Lý thuyết Sử 10 Bài 15 Cánh Diều: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

* Nhận xét về ưu thế của văn minh Đại Việt:

- Là một nền tảng nông nghiệp lúa nước, hình thành dựa trên sự kế thừa của văn minh Văn Lang- Âu Lạc, giao lưu với các yếu tố bên ngoài.

- Phát triển rực rỡ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội cùng với sự tồn tại của Đại Việt.

- Yếu tố tinh thần xuyên suốt là truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc.

 * Nhận xét về hạn chế của văn minh Đại Việt:

- Chính sách “ trọng nông ức thương” khiến cho nền sản xuất hàng hóa còn nhiều hạn chế.

- Lĩnh vực khoa học kỹ thuật chưa phát triển.

- Kinh tế nông nghiệp, tính đóng của làng xã ảnh hưởng đến tâm lý con người tính thủ động và thiếu sáng tạo của cá nhân- cộng đồng.

- Đời sống tinh thần tồn tại nhiều yếu tố duy tâm.

* Ý nghĩa:

- Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.

- Điều kiện văn hóa-kinh tế- chính trị là tiền đề và điều kiện quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.

- Văn minh Việt cổ có giá trị đối với dân tộc- quốc gia và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 10 ngắn gọn Cánh Diều

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 15 Một số thành tựu của văn minh Đại Việt trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 19/09/2022 - Cập nhật : 24/09/2022