logo

[Sách mới] Lý thuyết Sử 10 Bài 13 Kết nối tri thức: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 13 Kết nối tri thức: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Sử 10 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam - Lịch sử 10 Kết nối tri thức


1. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Sách mới Lý thuyết Sử 10 Bài 13 Kết nối tri thức: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

a. Thành phần dân tộc theo dân số

- Các dân tộc ở Việt Nam được chia thành 2 nhóm:

+ Dân tộc thiểu số

+ Dân tộc đa số

- Số dân là tiêu chí để phân chia các dân tộc thành 2 nhóm đa số và thiểu số. Trong đó:

+ Dân tộc đa số là dân tộc chiếm hơn 50% tổ số dân của cả nước

+ Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số.

b. Thành phần dân tộc theo ngữ hệ

+ Là một nhóm các ngôn ngữ cùng nguồn gốc, có những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm,... 

+ Mỗi ngữ hệ lại có thể bao gồm một hoặc nhiều nhóm ngôn ngữ.

- Để xếp các dân tộc vào cùng một ngữ hệ, các nhà nghiên cứu sẽ dựa vào những đặc điểm về: ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản; thanh điệu và ngữ âm… để


2. Đời sống vật chất

a. Hoạt động kinh tế

Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước. Bên cạnh trồng lúa nước, người ta còn trồng các cây lương thực khác như: ngô, khoai, sắn… cùng các loại cây rau củ quả... và nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy – hải sản. 

b. Đời sống vật chất

* Đời sống vật chất của người Kinh:

- Ăn

+ Bữa ăn truyền thống thường bao gồm cơm, rau, cá, thịt gia súc, gia cầm…; nước uống thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây (chè, vối,...). 

+ Sáng tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng, đa dạng về cách chế biến và thưởng thức, mang đậm bản sắc văn hoá của mỗi vùng miền. 

+ Ngày nay, thực đơn bữa ăn chính của các gia đình đã đa dạng hơn.

- Trang phục             

+ Trang phục thường ngày gồm áo, quần (hoặc váy), kết hợp thêm một vài chi tiết phụ khác như: mũ, khăn, giày, dép... 

+ Người Kinh ưa thích dùng trang sức bằng bạc hoặc vàng.

+ Trang phục có sự khác biệt giữa các vùng, miền; chất liệu, kiểu dáng, màu sắc và đa dạng

+ Hiện nay, người Kinh ở các vùng miền thường mặc âu phục: áo sơ mi, quần âu….

Sách mới Lý thuyết Sử 10 Bài 13 Kết nối tri thức: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

- Nhà ở

+ Ở trong các ngôi nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất. 

+ Mỗi gia đình có một khuôn viên với một vài ngôi nhà, trong đó ngôi nhà chính để thờ cúng, tiếp khách, sinh hoạt gia đình, cất giữ đồ đạc quý; các ngôi nhà khác để nấu ăn, cất giữ dụng cụ lao động, lương thực, thực phẩm,...

+ Ngày nay, kiến trúc nhà ở của người Kinh thay đổi theo hướng hiện đại, tiện dụng hơn.

* Đời sống của các dân tộc thiểu số

- Ăn

+ Thường ngày cư dân các dân tộc thiểu số cũng chủ yếu ăn cơm với rau, cá. 

+ Cách ăn và chế biến đồ ăn cũng có ít nhiều sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền.

- Trang phục

+ Thường được may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh,...

+ Trang phục của các dân tộc phía bắc là quần (hoặc váy) và áo có nhiều hoa văn trang trí. Các dân tộc phía nam, khi trời nóng, nam đóng khố, cởi trần (hoặc mặc áo); nữ mặc váy, áo; khi trời lạnh, nam, nữ đều khoác thêm tấm vải giữ ấm cơ thể. 

+ Ngoài trang sức bằng kim loại, đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng nhiều loại trang sức có nguồn gốc từ động vật, thực vật.

- Nhà ở

+ Chủ yếu làm và ở trong những ngôi nhà sàn bằng nguyên liệu thực vật (gỗ, tre, nứa, lá,...);

+ Cư dân một số dân tộc ở nhà trệt (đất) hoặc nhà nửa sàn nửa trệt.


3. Đời sống tinh thần

a. Tín ngưỡng tôn giáo

- Một số tín ngưỡng, tốn giáo đang được duy trì trong đời sống tinh thần của cồng đồng các dân tộc ở Việt Nam:

+ Tín ngưỡng đa thần (sùng bái nhiều vị thần tự nhiên); Tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất (tổ tiên, anh hùng dân tộc, những người có công với cộng đồng…)

+ Các tôn giáo: Phật giáo, Công giáo;  Đạo Tin lành…

b. Phong tục, tập quán, lễ hội

Đối với người Kinh: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu.... và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....

- Đối với dân tộc thiểu số: Các lễ hội của người dân tộc thiểu số tổ chức với quy mô làng, bản, phổ biến như lễ thôi nôi, cưới xin, ma chay, lễ tế thần, lễ cơm mới, hội lồng tồng, lễ cấp sắc…

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 13 Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 19/09/2022 - Cập nhật : 21/09/2022