logo

[Sách mới KNTT] Lý thuyết Vật lí 10 Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo (Sơ đồ tư duy)

Tóm tắt Lý thuyết Vật lí 10 Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo (Sơ đồ tư duy) ngắn gọn, dễ nhớ nhất. Tổng hợp đầy đủ kiến thức Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo bám sát nội dung SGK Vật lí 10 Kết nối tri thức

Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo - Vật lí 10 Kết nối tri thức


I. Phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp

* Phép đo trực tiếp: Là đo trực tiếp một đại lượng bằng dụng cụ đo, kết quả được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo

* Phép đo gián tiếp: Là đo đại lượng không trực tiếp mà thông qua công thức liên hệ với các đại lượng có thể đo trực tiếp.


II. Sai số phép đo

* Tính sai số trong phép đo

- Để xác định được các sai số này, chúng ta cần tính được các sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên, tính toán các sai số.

- Nguyên nhân gây ra sai số có thể do nguyên nhân khách quan (do dụng cụ, điều kiện thực hành, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm), nguyên nhân chủ quan (thao tác đo chưa chính xác) hoặc có thể do dụng cụ ban đầu đã có sai số (sai số hệ thống).

- Cách khắc phục: thao tác đúng cách, lựa chọn thiết bị phù hợp, tiến hành đo nhiều lần.


1. Phân loại sai số

a) Sai số hệ thống

Nguyên nhân:

+ Chủ quan: do người đo

+ Khách quan: do dụng cụ

b) Sai số ngẫu nhiên

Cách khắc phục: tiến hành thí nghiệm nhiều lần và tính sai số.


2. Cách xác định sai số phép đo

- Sai số ngẫu nhiên tuyệt đối:

Bước 1: Tính giá trị trung bình: 

Sách mới KNTT Lý thuyết Vật lí 10 Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo (Sơ đồ tư duy)

Bước 2: Tính sai số của từng lần đo:

Sách mới KNTT Lý thuyết Vật lí 10 Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo (Sơ đồ tư duy)

Bước 3: Tính sai số ngẫu nhiên tuyệt đối trung bình của n lần đo:

Sách mới KNTT Lý thuyết Vật lí 10 Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo (Sơ đồ tư duy)

Bước 4: Sai số tuyệt đối của phép đo bằng tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ:

Sách mới KNTT Lý thuyết Vật lí 10 Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo (Sơ đồ tư duy)

- Sai số tỉ đối của phép đo: Là tỉ lệ phần trăm giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo, cho biết mức độ chính xác của phép đo:

Sách mới KNTT Lý thuyết Vật lí 10 Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo (Sơ đồ tư duy)

3. Cách xác định sai số phép đo gián tiếp

Để xác định sai số phép đo gián tiếp, vận dụng quy tắc sau:

- Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng.

A = B + C

ΔA = ΔB + ΔC

- Sai số tỉ đối của một tích hay thương thì bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số

A = B.C

Sách mới KNTT Lý thuyết Vật lí 10 Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo (Sơ đồ tư duy)

Ví dụ: Đo quãng đường s từ A đến C bằng tổng quãng đường s1 từ A đến B và s2 từ B đến C. Sai số tuyệt đối: 

Δs = Δs1 + Δs2


4. Cách ghi kết quả đo

- Kết quả đo đại lượng A được ghi dưới dạng một khoảng giá trị:

Sách mới KNTT Lý thuyết Vật lí 10 Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo (Sơ đồ tư duy)

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Vật lý 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Vật lí 10 Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo (Sơ đồ tư duy) trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/09/2022 - Cập nhật : 24/09/2022