logo

Lý thuyết Hóa 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm (Cánh diều)

Tóm tắt Sách mới Cánh Diều Lý thuyết Hóa 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm (Sơ đồ tư duy) ngắn gọn, dễ nhớ nhất. Tổng hợp đầy đủ kiến thức Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm bám sát nội dung SGK Hóa học 10 Cánh Diều.

Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm


I. Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử


1. Trong một chu kì

- Quy luật chung đối với các nguyên tố nhóm A: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính các nguyên tử có xu hướng giảm dần.

- Giải thích: Nguyên tử các nguyên tố trong cùng chu kì có cùng số lớp electron. Từ trái sang phải, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần nên hạt nhân sẽ hút electron lớp ngoài cùng mạnh hơn, làm cho bán kính nguyên tử giảm.

Ví dụ: Trong chù kì 2, bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần theo thứ tự: Li, Be, B, C, N, O, F.

[Sách mới CD] Lý thuyết Hóa 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm (Sơ đồ tư duy)
Hình 7.1. Sự thay đổi bán kính nguyên tử theo số hiệu nguyên tử của các nguyên tố chu kì 2

Lưu ý: Bán kính nguyên tử là khoảng cách từ hạt nhân đến electron ở lớp vỏ ngoài cùng.


2. Trong một nhóm A

Quy luật: Trong một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, bán kính của nguyên tử có xu hướng tăng dần.

[Sách mới CD] Lý thuyết Hóa 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm (Sơ đồ tư duy)

- Giải thích: Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần => bán kính nguyên tử tăng dần


II. Xu hướng biến đổi độ âm điện, tính kim loại và tính phi kim


1. Độ âm điện

- Độ âm điện (χ – đọc là khi) là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron liên kết của nguyên tử.

[Sách mới CD] Lý thuyết Hóa 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm (Sơ đồ tư duy)
Hình 7.3. Cặp electron liên kết bị các nguyên tử hút về phía các hạt nhân của mỗi nguyên tử H

Lưu ý: Electron hóa trị đã tham gia hình thành liên kết hóa học thì gọi là electron liên kết.

- Độ âm điện được sử dụng rộng rãi là độ âm điện theo Pauling. Theo đó nguyên tử có độ âm điện lớn nhất là fluorine, χ(F) = 3,98.

- Quy luật chung đối với các nguyên tố nhóm A:

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố có xu hướng tăng dần.

+ Trong một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố có xu hướng giảm dần.

[Sách mới CD] Lý thuyết Hóa 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm (Sơ đồ tư duy)
Hình 7.4. Giá trị độ âm điện của một số nguyên tố nhóm A và quy luật biến đổi độ âm điện

- Độ âm điện phụ thuộc đồng thời vào hai yếu tố: điện tích hạt nhân và bán kính nguyên tử.

- Giải thích:

+ Trong một chu kì, từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần nên khả năng hút cặp electron liên kết càng tăng, dẫn tới độ âm điện càng tăng.

+ Trong một nhóm, từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng lên nên lực hút của hạt nhân tới cặp electron liên kết giảm, dẫn tới độ âm điện giảm.


2. Tính kim loại và tính phi kim

Tính kim loại đặc trưng nởi khả năng nhường electron của nguyên tử, tính phi kim đặc trưng bởi khả năng nhận electron của nguyên tử.

* Quy luật chung đối với các nguyên tố nhóm A:

- Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố có xu hướng giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố có xu hướng tăng dần.

- Trong một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố có xu hướng tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố có xu hướng giảm dần.

* Giải thích:

- Trong một chu kì, từ trái sang phải, điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần => lực hút của hạt nhân tới electron hóa trị tăng, làm giảm khả năng nhường electron => tính kim loại giảm.

- Trong cùng một nhóm A, bán kính nguyên tố tăng nhanh => lực hút của hạt nhân tới electron hóa trị giảm dần => làm tăng khả năng nhường electron => tính kim loại tăng.


III. Xu hướng biến đổi thành phần và tính acid, tính base của các oxide và các hydroxide theo chu kì


1. Thành phần và tính acid, tính base của các oxide cao nhất trong một chu kì

- Oxide cao nhất của một nguyên tố là oxide mà trong đó, hóa trị của nguyên tố đó là cao nhất. Các nguyên tố thuộc các nhóm IA đến VIIA (trừ fluorine) có hóa trị cao nhất đúng bằng số thứ tự nhóm.

- Công thức oxide cao nhất và hóa trị của các nguyên tố nhóm A, chu kì 3 được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Công thức oxide cao nhất của các nguyên tố nhóm A, chu kì 3

Oxide cao nhất

Na2O

MgO

Al2O3

SiO2

P2O5

SO3

Cl2O7

Hóa trị nguyên tố

I

II

III

IV

V

VI

VII

- Xu hướng biến đổi thành phần của các oxide cao nhất: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tỉ số giữa số nguyên tử oxygen với số nguyên tử nguyên tố còn lại trong các oxide cao nhất có xu hướng tăng dần.

Ví dụ: Trong chu kì 3, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tỉ số giữa số nguyên tử oxygen với số nguyên tử nguyên tố còn lại trong các oxide cao nhất tăng dần theo thứ tự 1/2, 1/1, 3/2, 2/1, 5/2, 3/1, 7/2.

- Xu hướng biến đổi tính acid, tính base của oxide cao nhất: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide cao nhất có xu hướng tăng dần, tính base của chúng có xu hướng giảm dần.

[Sách mới CD] Lý thuyết Hóa 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm (Sơ đồ tư duy)
Hình 7.6. Xu hướng biến đổi tính acid, tính base của một số oxide cao nhất

Ví dụ: Trong chu kì 3, Cl2O7 có tính acid mạnh nhất, Na2O có tính base mạnh nhất và Al2O3 vừa có tính acid, vừa có tính base.

Lưu ý:

- Không tồn tại hợp chất F2O7, oxide thường gặp của F có công thức là F2O.

- Quy luật về sự biến đổi chung của tính acid và tính base của oxide cao nhất ngược chiều nhau trong mỗi chu kì và nhóm.

- Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nói chung tính base của oxide cao nhất tăng dần .

- Al2O3 có tính lưỡng tính: tác dụng được với cả dung dịch acid và dung dịch base.


2. Thành phần và tính acid, tính base của các hydroxide trong một chu kì

Xu hướng: Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính acid của các hydroxide có xu hướng tăng dần, tính base của chúng có xu hướng giảm dần.

Bảng 7.2. Công thức hydroxide của các nguyên tố nhóm A, chu kì 3 (các nguyên tố ở hóa trị cao nhất)

Công thức hydroxide

NaOH

Mg(OH)2

Al(OH)3

H2SiO3

H3PO4

H2SO4

HClO4

Hóa trị nguyên tố

I

II

III

IV

V

VI

VII

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Hóa 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Hóa 10 Bài 7 bằng Sơ đồ tư duy trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022