logo

Quá trình giảm phân xảy ra ở

Giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm trong quá trình hình thành giao tử. Vậy quá trình giảm phân xảy ra ở đâu trong tế bào? Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc Top lời giải mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!


Câu hỏi: Quá trình giảm phân xảy ra ở?

A. Tế bào sinh dục chín

B. Tế bào sinh dưỡng

C. Hợp tử

D. Giao tử

Trả lời

Đáp án: A. Tế bào sinh dục chín

Quá trình giảm phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục chín.


Giải thích của giáo viên Top lời giải tại sao chọn đáp án A

* Lí do loại phương án B, C, D

Tế bào sinh dưỡng và giao tử là hình thức sinh sản của tế bào chỉ tham gia vào quá trình giảm phân  

=> Loại phương án B,D

Hợp tử chỉ xảy ra khi có kết hợp của thụ tinh và noãn được tạo bởi tinh trùng 

=> Loại phương án C

* Lí do chọn phương án A

Quá trình giảm phân chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục chín ( tế bào sinh tinh và sinh trứng) tạo ra các giao tử (tinh trùng hoặc trứng mang một nửa nhiễm sắc thể của tế bào mẹ ban đầu.

=> Loại phương án A

Quá trình giảm phân xảy ra ở

Kiến thức tham khảo về giảm phân.


1. Quá trình giảm phân

* Quá trình giảm phân gồm:

- Kỳ đầu: Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu tự co giãn và các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng áp sát và tiến lại gần nhau xảy ra hiện tượng tiếp hợp. Trong thời gian này có thể xảy ra quá trình trao đổi đoạn giữa các NST trong cặp tương đồng (là cơ sở của hiện tượng hoán vị gen).

- Kỳ trung gian: Các nhiễm sắc thể lúc này ở trạng thái duỗi xoắn và tự tổng hợp nên 1 nhiễm sắc thể sẽ giống nó dính với nhau tại tâm động để trở thành nhiễm sắc thể kép.

- Kỳ giữa: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tách nhau ra và trượt trên tơ phân bào dành thành 2 hàng song song với nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Kỳ sau: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tổ hợp ngẫu nhiên và phân ly độc lập với nhau về 2 cực của tế bào.

- Kỳ cuối: Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn ở trong nhân mới của tế bào

- Khi nhân con và màng nhân đã xuất hiện, tế bào phân chia tạo thành 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể kép đơn bội nhưng sẽ khác nhau về nguồn gốc.


2. Giảm phân I

* Giảm phân I gồm: Kì trung gian và 4 kỳ phân bào chính thức.

+ Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo.

+ Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.

+ Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành.

→ Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ

>>> Xem thêm: Mô tả tóm tắt diễn biến các kì của giảm phân 1?


3. Giảm phân II

* Giảm phân II gồm: diễn biến giống nguyên phân .

- Kì trung gian 2: các NST kép không nhân đôi mà đóng xoắn như kì cuối 1,  trung thể tự nhân đôi.

- Kì đầu 2: NST kép không xảy ra biến đổi so với kì trung gian, 2 trung thể di chuyển về 2 cực của tế bào. Một thoi vô sắc được hình thành giưã 2 trung thể (vuông góc với thoi vô sắc GP 1) màng nhân, nhân con tiêu biến.

- Kì giữa 2: NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đaọ của thoi vô sắc, NST kép đính với thoi vô sắc ở cả 2 phía của tâm động. Thoi vô sắc trở nên hoàn chỉnh.

- Kì sau 2: NST kép tách nhau ở tâm động tạo thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của thoi vô sắc.

- Kì cuối 2: màng nhân, nhân con xuất hiện trở lại bao lấy bộ NST ở mỗi cực của tế bào (mỗi tế bào có n NST đơn). Thoi vô sắc tiêu biến, diễn ra sự phân chia tế bào chất để hình thành các tế bào con.

=>  Kết quả: Từ một tế bào mẹ qua giảm phân sẽ tạo ra bốn tế bào con.


4. Ý nghĩa của quá trình giảm phân :

- Nhờ sự phân li độc lập , tổ hợp tự do của các NST, hiện tượng trao đổi đoạn và hoán vị gen đã tạo ra tính đa dạng và phong phú cho giao tử , từ đó xuất hiện các biến dị tổ hợp ở thế hệ sau.

icon-date
Xuất bản : 06/06/2022 - Cập nhật : 19/11/2022