logo

Phong hóa sinh học là gì?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Phong hóa sinh học là gì?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Địa lý 10 là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo


Phong hóa sinh học là gì?

Phong hóa sinh học là sự phá hủy đá, khoáng vật do tác động của các sinh vật: Rễ cây, vi khuẩn,...

Ví dụ về phong hóa sinh học: Cây mọc ở vách đá, rễ cây phát triển làm vỡ một số mảnh đá.  Đây là sự phong hóa sinh học vì tảng đá bị phá hủy do sự tác động của sinh vật: Rễ cây.


Kiến thức tham khảo về quá trình phong hóa 


1. Quá trình phong hóa

Dưới tác động của những nhân tố bên ngoài (nhiệt độ, nước, hoạt động của vi sinh vật…) mà trạng thái vật lý và hoá học của đá và khoáng trên bề mặt đất bị biến đổi. Quá trình này gọi là quá trình phong hoá.

Kết quả của quá trình phong hoá là đá và khoáng chất bị phá vỡ thành những mảnh vụn, hoà tan, di chuyển làm cho trạng thái tồn tại và thành phần hoá học hoàn toàn bị thay đổi. Kết quả tạo ra những vật thể vun và xốp - sản phẩm phong hoá và sau quá trình phong hoá gọi là mẫu chất - nó là vật liệu cơ bản để tạo thành đất.

[ĐÚNG NHẤT] Phong hóa sinh học là gì?

Mẫu chất và đất có mối liên quan mật thiết, những đặc tính và thành phần hoá học của mẫu chất phản ánh những đặc tính và thành phần của đất.

Dựa vào từng đặc trưng của từng nhân tố tác động, phong hoá được chia thành 3 loại: Phong hoá lý hoc, phong hoá hoá học và phong hoá sinh vật học. Các quá trình này xảy ra đồng thời và liên quan khăng khít nhau.


2. Các quá trình phong hoá

a) Quá trình phong hoá lí học

Quá trình phong hoá lí học là quá trình phá huỷ các loại đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau, tuy nhiên nó không làm thay đổi màu sắc, các thành phần khoáng hoá của chúng.

Nguyên nhân dẫn đến quá trình phong hoá lí học là do những sự thay đổi của nhiệt độ hay sự đóng băng của nước hoặc cũng có thể do tác động của con người.

b) Quá trình phong hoá hoá học

Các quá trình xảy ra:

- Quá trình hydrat hóa (quá trình ngậm nước):

Nước là phân tử có cực, nên nếu khoáng chất có các cation và anion có hóa trị tự do sẽ hút phân tử nước và trở thành ngậm nước.

2 Fe2O3 + 3 H2O → 2 Fe2O3. 3 H2O

CaSO4 + 2 H2O → CaSO4. 2 H2O

Na2SO4 + 10 H2O → Na2SO4. 3 H2O

Hydat hóa làm độ cứng của khoáng giảm, thể tích tăng làm đá bị vỡ vụn và hòa tan. Như vậy phong hóa hóa học không chỉ phá vỡ đá về mặt hóa học, mà còn thúc đẩy quá trình phong hóa lý học.

- Quá trình oxy hóa:

Trong các khoáng chất cấu tạo đá, chứa nhiều ion hóa trị thấp như (Fe2+ , Mn2+), những ion này bị oxy hóa thành hóa trị cao hơn làm cho khoáng bị phá hủy và thay đổi thành phần.

2 FeS2 + 2 H2O + 7 O2 → 2 FeSO+ 2 H2SO4

4 FeSO4 + 2 H2SO4 + O2 → 2 Fe2(SO4)3 + H2O

- Quá trình thủy phân:

Nước bi phân ly thành H+ + OH- . Trong vỏ quả đất chứa nhiều khoáng silicat - đó là muối của axit yếu (axit silic: H2SiO3, axit amulosilic: H2[Al2Si6O16]). Trong các khoáng này chứa các ion kim loại kiềm và kiềm thổ, trong quá trình thủy phân, những ion H+ do nước điện ly sẽ thay thế cation này.

K[AlSi3O8] + H+ + OH- → HalSi3O8 + KOH

Quá trình phong hóa hóa học làm đá vỡ vụn và thay đổi thành phần của khoáng và đá.

Nguyên nhân gây ra quá trình phong hoá hoá học là do các tác động của chất khí, nước và các khoáng chất hoà tan được trong nước… Quá trình phong hoá đá này xảy ra nhiều nhất ở những khu vực khí hậu xích đạo, gió mùa ẩm và các dạng địa hình các-xtơ ở miền đá vôi.

c) Quá trình phong hoá sinh học

Dưới tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm hay rễ cây… đá và khoáng vật bị phá huỷ được gọi là quá trình phong hoá sinh học. Lúc này, đá bị phá huỷ cả về mặt cơ giới và hoá học. Nguyên nhân dẫn đến quá trình phong hoá sinh học là do sự phát triển, tăng trưởng của rễ cây và sự bài tiết các chất.


3. Mối quan hệ giữa quá trình phong hóa, vận chuyển và quá trình bồi tụ

Quá trình phong hóa không thể hoàn thiện mà không có quá trình vận chuyển và quá trình bồi tụ. Quá trình vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này sang một khu vực khác, tiếp tục gặp quá trình bồi tụ giúp tích lũy các vật liệu bị phá hủy tại vùng địa hình thấp hơn.

Như vậy, quá trình phong hóa thành tạo các vật liệu đá và khoáng vật bị phá hủy thành những mảnh vụn nhỏ và rất nhỏ. Quá trình vận chuyển sẽ mang những vật liệu này đến một nơi khác. Khi gặp được những điều kiện thuận lợi như địa hình, các vật liệu bồi tụ lại, san bằng hoặc làm gồ ghề thêm dạng địa hình ở khu vực đó. Mối quan hệ của ba quá trình này rất chặt chẽ với nhau, chúng có thể diễn ra đồng thời nhưng cách xa nhau về mặt không gian.

icon-date
Xuất bản : 13/04/2022 - Cập nhật : 26/11/2022