logo

Phân tích vai trò, trữ lượng sản lượng và phân bố công nghiệp khai thác than

Câu trả lời chính xác nhất: Ngành công nghiệp khai thác than có vai trò quan trọng trong cung cấp nhiêu liệu cho nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim (than được cốc hóa). Là nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa học, dược phẩm. Trữ lượng, sản lượng, ước tính 13.000 tỉ tấn trong đó 3/4 là than đá. Sản lượng 5 tỉ tấn/ năm. Phân bố, tập trung chủ yếu ở các nước có trữ lượng than lớn như bán cầu Bắc, đặc biệt là các nước Hoa Kì, Trung Quốc, Liên Bang Nga,.. 

Phân tích vai trò, trữ lượng sản lượng và phân bố công nghiệp khai thác than

a. Vai trò

Công nghiệp khai thác than đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim (than được cốc hoá) và nguyên liệu quý cho công nghiệp hoá học, dược phẩm.

Đặc điểm: đây là ngành công nghiệp ra đời từ rất sớm và là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng của thế giới. Kĩ thuật khai thác và mục đích sử dụng than có sự thay đổi theo thời gian và không gian.

b. Trữ lượng

Theo BP Statistical (2016), trữ lượng xác minh than thế giới được thống kê tại thời điểm cuối năm 2015 vào khoảng 891.531 triệu tấn, gồm than antraxit, bitum là 403.199 triệu tấn (45,2%). Còn than á bitum và than nâu là 488.332 triệu tấn (54,8%).

Trong đó, ở khu vực châu Âu và Eurasia (Liên Xô trước đây): 310.538 triệu tấn (chiếm 34,8%); châu Á - Thái Bình Dương 288.328 triệu tấn (chiếm 32,3%); khu vực Bắc Mỹ 245.088 triệu tấn (chiếm 27,5%); khu vực Trung Đông - châu Phi 32.936 triệu tấn (chiếm 3,7%); Trung - Nam Mỹ 14.641 triệu tấn (chiếm 1,6%).

Trong tổng trữ lượng than khu vực châu Âu và Eurasia 310.538 triệu tấn, gồm than á bitum, than non 217.981 triệu tấn (70,2%) và than antraxit, bitum 92.557 triệu tấn (29,8%).

Phân tích vai trò, trữ lượng sản lượng và phân bố công nghiệp khai thác than

Trữ lượng than phân bố chủ yếu ở Liên bang Nga 157.010 triệu tấn (chiếm 17,6%), trong đó, antraxit và bitum 31,3%. Đức 40.548 triệu tấn (chiếm 4,5%), trong đó, antraxit và bitum 0,12%. Ukraina 33.873 triệu tấn (chiếm 3,8%), trong đó, antraxit và bitum 45,3%. Kazakhstan 33.600 triệu tấn (chiếm 3,8%), trong đó, antraxit và bitum 64%. Séc Bi 13.411 triệu tấn (chiếm 1,5%), toàn bộ là than á bitum và than non. Thổ Nhĩ Kỳ 8.702 triệu tấn (chiếm 1,0%,0), trong đó, antraxit và bitum 3,7% và Ba Lan 5.465 triệu tấn (chiếm 0,6%), trong đó antraxit và bitum 76,5%.

Trữ lượng than khu vực châu Á - Thái Bình Dương 288.328 triệu tấn, trong đó than antraxit và bitum 157.803 triệu tấn (54,7%), á bitum, than non 130.525 triệu tấn (45,3%).

c. Phân bố

Trữ lượng than trên toàn thế giới cao hơn gấp nhiều lần trữ lượng dầu mỏ và khí đốt. Người ta ước tính có trên 10 nghìn tỷ tấn, trong đó trữ lượng có thể khai thác là 3.000 tỷ tấn mà 3/4 là than đá. Than tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu, trong đó đến 4/5 thuộc về Trung Quốc (tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc), Hoa Kỳ (chủ yếu ở các bang miền Tây), LB Nga (vùng Ekibát và Xibêri), Ucraina (vùng Đônbat), CHLB Đức, Ấn Độ, Ôxtrâylia (ở hai bang Quinslan và Niu Xaoên), Ba Lan...

Các khu vực và quốc gia khai thác nhiều than đều thuộc về các khu vực và quốc gia có trữ lượng than lớn trên thế giới. Sản lượng than tập trung chủ yếu ở khu vực châu á- Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Nga và một số nước Đông Âu.

Các nước sản xuất than hàng đầu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Nga, chiếm tới 2/3 sản lượng than của thế giới. Nếu tính cả một số nước như Nam Phi, CHLB Đức, Ba Lan, CHDCND Triều Tiên... thì con số này lên đến 80% sản lượng than toàn cầu.

icon-date
Xuất bản : 14/06/2022 - Cập nhật : 25/11/2022