logo

Phân tích biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên

Cùng Toploigiai Trả lời câu hỏi: Phân tích một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên (biện pháp ẩn dụ, cách dùng thành ngữ, độc thoại nội tâm,...) trong bài “Trao duyên” SGK Ngữ Văn 11 Cánh diều. 

Câu hỏi: Phân tích một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên (biện pháp ẩn dụ, cách dùng thành ngữ, độc thoại nội tâm,...).


Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: độc thoại nội tâm

Đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật độc thoại nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Bao trùm toàn đoạn trích, không có một câu trả lời nào mà hoàn toàn là những lời nàng Kiều giãi bày.

Bắt nguồn từ những câu thơ đầu tiên là những lời nhờ cậy của Kiểu với em gái mình:

“Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

Nàng Kiều ý thức được rằng mối tình này sẽ khó đến được với nhau bởi nàng sắp bị bán để chuộc cha, chuộc em mình. Tình cảnh không thể thay đổi nên việc trao duyên cho em là vô cùng cần thiết và quan trọng. Toàn bộ đều là lời độc thoại của Kiều, chưa biết Vân có đồng ý hay không. Tác giả rất thấu hiểu và đồng cảm với nhân vật, bởi vậy mà việc độc thoại nhờ cậy không một lời hồi đáp càng làm cho người đọc cảm thấy chua xót cho số phận bạc bẽo của Kiều.

Phân tích một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên

Rồi những đoạn nàng tự độc thoại với chính mình, giãi bày nỗi lòng bằng những câu nói đau như cắt:

“Chiếc vành với bức tờ mây, 

Duyên này thì giữ, vật này của chung”

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi

Phận sao phận bạc như vôi

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”

Tác giả sử hụng rất nhiều từ ngữ thể hiện tâm trạng nàng giằng xé với “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng,… số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi. Nàng quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ tới những người thân yêu. Đến cuối đoạn trích, nàng lại tự độc thoại khi nói về Kim Trọng.

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Kiều tự nhận mình là người phụ bạc, phụ tình yêu mà Kim Trọng dành cho mình đến nỗi mê sảng gọi Kim Trọng là “Kim lang” – một cách gọi thân mật như vợ chồng. Từ “ôi” thốt lên đầy tuyệt vọng của nàng Kiều, tố cáo một xã hội bất công chà đạp lên con người yếu thế, lên người phụ nữ phong kiến.

Như vậy, tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật độc thoại, cụ thể ở đây là những lời độc thoại của nàng Kiều để tố cáo sự tàn ác, bất công của xã hội. Đồng thời làm nổi bật nhân cách cao đẹp và đức hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy sự bình yên cho gia đình.


Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: Cách dùng thành ngữ

Chỉ với 24 câu thơ, đọan trích Trao duyên đã sử dụng thành công nhiều thành ngữ, điển tích, điển cố trong dân gian để khắc họa mỗi tình mong manh, dang dở của Kim Trọng và Thúy Kiều.

Ngay trong phần đầu của đoạn trích tác giả đã viết:

“Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

“Đứt gánh tương tư” – một tình yêu dang đẹp, đang hạnh phúc bỗng nhiên “đứt gánh” bởi một bên hiếu, một bên tình khiến nàng phải hy sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy bình yên cho gia đình. Điển cố “mối tơ thừa” càng tăng vẻ đẹp cho tình yêu đôi lứa, nhưng dù đẹp đến đâu thì cũng không thể bên nhau mà Kiều phải “cậy’ em gái “chắp nối” giúp mình “mối tơ thừa” này.

Phân tích một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên

Nàng tiếp tục kể về mối tình với chàng Kim, một mối tình thật đẹp và trong sáng và nồng thắm.

“Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”

Họ đã “ngày quạt ước”, “đêm chén thề” thề non hẹn biển về tương lai nhưng rồi lại phải “đứt gánh giữa đường”. Với chỉ vài câu ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng những thành ngữ, điển cố điển tích dân gian giàu hình ảnh để vẽ nên mối tình nồng thắm nhưng lại mong manh, dang dở đầy bất hạnh của Kim – Kiều.

Đến cuối đoạn trích, tác giả tiếp tục sử dụng nhiều thành ngữ:

“Phận sao phận bạc như vôi

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”

Nàng ý thức rõ được số phận mình “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi” càng gợi tả một số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi không biết đi đâu về đâu. Một tương lai mù mịt không có lối thoát.

Như vậy, Nguyễn Du đã sử dụng thành công các thành ngữ, điển cố dân gian để khắc họa số phận của nàng Kiều. Đồng thời, cũng là lời cảm thương của tác giả với cuộc đời bạc bẽo và những bất công của xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

>>> Xem thêm: Soạn bài Trao duyên lớp 11 Cánh diều

icon-date
Xuất bản : 01/03/2023 - Cập nhật : 15/08/2023