logo

Phân tích đánh giá nội dung, nghệ thuật truyện Hương cuội của Nguyễn Tuân

Cái hay của Nguyễn Tuân, không chỉ gói gọn trong một chữ “ ngông “, mà còn được thể hiện qua cách ông sử dụng từ ngữ tài tình, cùng nét bút tài hoa của một người cả đời gắn liền với chủ nghĩa xê dịch. Hãy cùng Toploigiai Phân tích đánh giá nội dung, nghệ thuật truyện Hương cuội của Nguyễn Tuân để hiểu rõ hơn về cá tính riêng của ông nhé! 


Dàn ý Phân tích đánh giá nội dung, nghệ thuật truyện Hương cuội của Nguyễn Tuân

1. Mở bài:  

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân và truyện Hương cuội. 

- Khẳng định về nét đặc sắc của tác phẩm: đến từ cá tính riêng biệt của cả nội dung và nghệ thuật 

2. Thân bài: 

- Phân tích cái hay trong nội dung truyện:

+ Lồng ghép giữa một buổi sinh hoạt gia đình chiều ba mươi tết, với cái thú vui thưởng rượu ngắm hoa của thời xưa. 

+ Đánh giá về nội dung: Thể hiện sự thông thạo cùng cái nhìn am hiểu phong tục và thời đại của Nguyễn Tuân 

- Phân tích cái hay trong nghệ thuật: 

+ Sử dụng các từ ngữ miêu tả giàu sức gợi: tái hiện dáng hình cụ Kép cùng vẻ đẹp của vườn cây mà cụ đã dành cả đời để chăm bón 

+ Nghệ thuật am hiểu tâm lý nhân vật: thông qua cái cách Nguyễn Tuân diễn tả lại đam mê của cụ Kếp 

+ Miêu tả tỉ mỉ từ lúc rửa đá cuội cho tới khi nấu thành công mẻ mạch nha, tái hiện thành công khung ảnh thưởng rượu ngâm thơ. 

+ Ngôi kể thứ ba, giúp đánh giá được toàn cảnh về những phong tục của một thời đã cũ, cùng lời gợi nhắc về giá trị gìn giữ và lưu truyền. 

 3. Kết bài 

- Khẳng định lại giá trị trong nội dung và nghệ thuật của Nguyễn Tuân thông qua truyện Hương cuội. 

- Bài học nhắn gửi tới thế hệ trẻ: Biết lưu giữ và bảo vệ nét đẹp văn hóa sắp dần mai một theo thời gian. 


Bài Phân tích đánh giá nội dung, nghệ thuật truyện Hương cuội 

      “ Văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức. Một ngày không xa, khi mà văn chương Việt Nam được người Việt Nam ham chuộng hơn bây giờ, tôi dám chắc những văn phẩm của Nguyễn Tuân sẽ còn có một địa vị xứng đáng hơn nữa. “ - Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã từng nhận định như thế, khi ông đánh giá về phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa này. Quả thực, trong những sáng tác của mình, Nguyễn Tuân đã làm rất tốt khi ông đã thể hiện nội dung phong phú cùng nghệ thuật miêu tả đặc sắc thông qua truyện kể Hương cuội. 

Phân tích đánh giá nội dung, nghệ thuật truyện Hương cuội của Nguyễn Tuân

      Tác phẩm “ Hương cuội “ là câu chuyện kể về nhân vật cụ Kế - một người có niềm đam mê mãnh liệt từ khi còn trẻ hay cả lúc về già, đó là trồng riêng cho mình một vườn cây đầy hoa thơm cỏ quý, đặc biệt là các loại hoa lan. Người ta ấn tượng với hình ảnh một ông lão phúc hậu lúc nào cũng khoác lên mình chiếc áo lông, cặm cụi cắt tỉa những chiếc lá sâu trong vườn. Cụ Kế là chứng nhân lịch sử, là dấu ấn của thời gian qua dòng chuyển giao thời đại, vẫn còn giữ lại được trong nếp sống lề lối quen thuộc cùng giá trị tinh thần xưa cũ. 

      Cái hay của nội dung truyện :” Hương nội “, nằm ở việc Nguyễn Tuân đã khéo léo lồng ghép sự chuyển giao của thời đại ấy, giữa một buổi sinh hoạt gia đình chiều ba mươi Tết - với cái thú vui thưởng rượu ngắm hoa của thời xưa. Giữa khung cảnh gia đình quây quần sửa soạn rửa lá gói bánh, quét tước nhà cửa, là những câu thơ ngâm cùng tràng cười sảng khoái khen ngợi hoa đẹp thơ hay. Ngay từ cái cách chọn lựa nên trồng loại lan nào của cụ Kế, cho tới cách chọn sỏi rồi cách nấu kẹo mạch nha sao cho ngon được miêu tả tỉ mỉ kỉ lưỡng, đã cho ta thấy sự thông thạo cùng cái nhìn am hiểu phong tục thời đại của Nguyễn Tuân thật sâu sắc. 

Phân tích đánh giá nội dung, nghệ thuật truyện Hương cuội của Nguyễn Tuân

      Sự ấn tượng của “ Hương cuội “ còn nằm ở giá trị nghệ thuật mang đậm phong cách cá nhân của người nghệ sĩ. Khung cảnh sinh hoạt gia đình chiều ba mươi Tết đầm ấm quây quần hay vườn cây được chăm sóc kĩ càng mà cụ Kép đã dành cả đời để chăm bón được tái hiện qua việc sử dụng các từ ngữ miêu tả giàu sức gợi. Nghệ thuật am hiểu tâm lý nhân vật được bộc lộ thông qua cái cách Nguyễn Tuân diễn tả lại đam mê của cụ Kép, luôn dành thời gian để chăm sóc mảnh vườn một cách tỉ mỉ, dựa vào thời tiết để phán đoán ngày mà những chậu lan của cụ nở hoa. Một lần nữa, ta càng khâm phục trước sự kỹ càng trong nghệ thuật miêu tả, từ lúc người làm rửa đá cuội cho cụ Kép, chọn ra từng viên tròn trịa sáng bóng; cho tới khi tái hiện lại mùi thơm của mẻ kẹo mạch nha mới nấu, và cuối cùng là khung cảnh thưởng rượu ngâm thơ. Ngôi kể thứ ba giúp Nguyễn Tuân có cái nhìn toàn cảnh về phong tục của một thời đã cũ. Đó là thói quen song hành giữa tửu và hoa. 

      Thông qua tác phẩm Hương cuội, ta đã thấy được nét riêng nổi bật chỉ có ở phong cách của người nghệ sĩ dành cả đời để đi tìm cái “ ngông “, cùng thú vui xê dịch đi để thu hết đó đây vào tầm mắt, viết nên những sáng tác vừa đặc sắc về nội dung lại phối hợp khéo léo về nghệ thuật. Phong thái ấy không bị trói buộc bởi lễ nghi, lại càng không vì thời cuộc mà trở nên gò bó. 

----------------------------------------------

Bài viết vừa rồi của Toploigiai có nội dung Phân tích đánh giá nội dung, nghệ thuật truyện Hương cuội của Nguyễn Tuân, để làm rõ vẻ đẹp tài hoa trong ngòi bút của người nghệ sĩ. Chúc các bạn học tập tốt! 

icon-date
Xuất bản : 04/05/2023 - Cập nhật : 15/08/2023