logo

Nội dung chính bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam SGK Ngữ văn 10 trang 94 (CD)

Giới thiệu Nội dung chính bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam SGK Ngữ văn 10 trang 94 (CD) chi tiết nhất về bố cục, thể loại, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt và câu hỏi trong SBT của bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam.

Bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam SGK Ngữ văn 10 có nội dung chính như sau

Nội dung chính 

Hà Nội là một vùng đất linh thiêng giàu văn hóa đồng thời cũng là trung tâm hội tụ đầy đủ những tinh hoa bản sác của dân tộc từ folklore, lễ hội, dân ca,…đến cách sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, xã hội của Hà Nội đều rất phong phú, nhiều dáng vẻ. Bên cạnh đó, phong thái và khí chất của con người Hà Nội cũng rất khác, duyên dáng, phong lưu mà sang trọng. Từ cổ chí kim, trải qua ngàn đời, ngàn năm xây dựng và phát triển, Hà nội vẫn luôn là mảnh đất xinh đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta.


1. Giới thiệu về tác giả 

Tiểu sử

- Trần Quốc Vượng, 12/12/1934 - 8/8/2005, là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam

- Ông được xem là một trong tứ trụ của sử học Việt Nam đương đại

- Ông sinh tại huyện Kinh Môn, Hải Dương nhưng quê quán ở thôn Lê Xá, xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

- Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cùng với Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm năm 1956 ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp

- Ngày 22/09/2003, ông lập gia đình lần thứ 2 với người vợ trẻ kém ông gần 30 tuổi

- Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ban văn hóa nghệ thuật

Sự nghiệp văn học

- Ông đã viết nhiều bài nghiên cứu khoa học (trên 400 bài) đăng trên các tạp chí chuyên môn trong nước (khảo cổ, lịch sử, văn học, văn hóa dân gian, văn hóa nghệ thuật,...) và ngoài nước

- Ngoài ra, ông đã viết và được in ấn nhiều sách (trên 40 cuốn) ở cả trong và ngoài nước, có thể kể đến như:

+ Việt Nam khảo cổ học (tiếng Nhật, Tokyo, 1993)

+ Trong cõi (California, 1993)

+ Theo dòng lịch sử (1995)

+ Some aspects of Vietnam culture (Mỹ, 1995)

+ Tìm hiểu văn hoá dân gian Hà Nội (1997)

+ Việt Nam, cái nhìn địa văn hoá (1998)

+ Vietnam folklore and history (Mỹ, North Ilinois, 1998)

+ Essay into the Vietnam past (New York, Mỹ, 1999)

+ Ngành nghề, tổ nghề, làng nghề Việt Nam (1999)


2. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm 

Thể loại: Văn bản thông tin tổng hợp

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 2010 và được Trích từ trong cuốn sách “Văn hoá Việt Nam - tìm tòi và suy ngẫm” 

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Tóm tắt: Văn bản viết về Hà Nội với sự hình thành của văn hóa Hà Nội và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

Nội dung chính bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam SGK Ngữ văn 10 trang 94 (CD)

3. Nội dung chính và bố cục tác phẩm 

Nội dung chính

Hà Nội là một vùng đất linh thiêng giàu văn hóa đồng thời cũng là trung tâm hội tụ đầy đủ những tinh hoa bản sác của dân tộc từ folklore, lễ hội, dân ca,…đến cách sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, xã hội của Hà Nội đều rất phong phú, nhiều dáng vẻ. Bên cạnh đó, phong thái và khí chất của con người Hà Nội cũng rất khác, duyên dáng, phong lưu mà sang trọng. Từ cổ chí kim, trải qua ngàn đời, ngàn năm xây dựng và phát triển, Hà nội vẫn luôn là mảnh đất xinh đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta.

Bố cục

- Đoạn 1: Từ đầu đến “ở và đi lại”:  Sự hình thành văn hóa Hà Nội

- Đoạn 2: Còn lại: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội


4. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

Giá trị nội dung

- Văn bản cung cấp thông tin một cách khách quan cho người đọc về văn hóa Hà Nội ở nhiều phương diện như nguồn gốc hình thành qua các triều đại, sự kết hợp giữa văn hóa dân gian và văn hóa cung đình, rồi nguyên nhân, nguồn gốc dẫn đến sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.

- Thể hiện cái nhìn và tình cảm trân trọng ngưỡng mộ của tác giả đối với những tinh hoa văn hóa của dân tộc

Giá trị nghệ thuật

- Văn bản được viết theo hình thức của một văn bản thông tin với bố cục rõ ràng, hợp lý

- Ngôn từ mạch lạc, phù hợp với văn bản thông tin

- Thông tin trong bài viết kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý,...

- Bài viết kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuyết minh và tự sự, nghị luận


5. Câu hỏi trong SBT

Câu 1: Những ý nào nêu đúng điều cần chú ý khi đọc hiểu văn bản thông tin tổng hợp?

A. Nhận diện những đặc điểm chung của văn bản (ví dụ: nhan đề / tiêu đề, đề mục lớn, đề mục nhỏ, lời chú thích,...).

B. Xác định và vận dụng được tiểu sử và sự nghiệp văn học nghệ thuật của tác giả bài viết.

C. Phát hiện mô hình cấu trúc của văn bản (ví dụ: nguyên nhân - kết quả; trật tự thời gian; phân loại, vấn đề và giải pháp; liệt kê chuỗi sự việc; các bước trong quy trình;...).

D. Tìm hiểu thông tin chi tiết trong văn bản và ý nghĩa của những thông tin đó với thực tiễn đời sống.

E. Phân tích, đánh giá tác dụng của phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ; sự kết hợp của yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự trong việc truyền tải thông tin đến người đọc.

G. Trong quá trình đọc hiểu, cần kết nối với hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống cá nhân và các hoạt động tra cứu khác để hỗ trợ việc tìm hiểu và vận dụng thông tin từ văn bản.

Lời giải

Những ý đúng về điều cần chú ý khi đọc hiểu văn bản thông tin tổng hợp A, C, D, E, G

Câu 2: Phương án nào thể hiện đúng nhất thông tin mà bài viết muốn chuyển tải về văn hoá dân gian Hà Nội?

A. Văn hoá dân gian Hà Nội là sự hoà kết giữa văn hoá dân gian các khu vực xung quanh với nền tảng văn hoá sẵn có của Hà Nội.

B. Văn hoá dân gian Hà Nội thực chất chỉ là văn hoá dân gian của các khu vực Đông, Nam, Đoài, Bắc quanh Thủ đô Hà Nội.

C. Văn hoá dân gian Hà Nội bao gồm ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rồi, truyện cổ tích ở khắp mọi miền đất nước.

D. Văn hoá dân gian Hà Nội chỉ gồm trữ lượng folklore (dân gian) của vùng non nước Hồ Tây - Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán.

Lời giải

Đáp án: A. Văn hoá dân gian Hà Nội là sự hoà kết giữa văn hoá dân gian các khu vực xung quanh với nền tảng văn hoá sẵn có của Hà Nội.

Bài viết muốn chuyển tải nội dung: Văn hóa dân gian Hà Nội là sự hòa kết giữa văn hóa dân gian các khu vực xung quanh với nền tảng văn hóa sẵn có của Hà Nội

Câu 3: Văn hoá dân gian đã chuyển dồn về Hà Nội bằng cách thức nào?

A. Các anh hùng dân tộc (Hai Bà Trưng, Bố Cái (Phùng Hưng), Mai Hắc Đế) đã đưa việc thờ cúng về Thủ đô.

B. Nhà nước Lý - Trần - Lê đã huỷ các lễ hội tại Thủ đô, thay vào đó là các lễ hội như đua thuyền, đấu vật,...

C. Nhân dân đã mang theo tín ngưỡng thờ cúng cùng các lễ hội dân gian của quê hương mình về Hà Nội.

D. Nhà nước nâng một số sinh hoạt văn hoá dân gian thành quốc lễ rồi chuyển về Thăng Long, Hà Nội.

Lời giải

Đáp án: C. Nhân dân đã mang theo tín ngưỡng thờ cúng cùng các lễ hội dân gian của quê hương mình về Hà Nội.

Văn hóa dân gian đã chuyển dồn về Hà Nội bằng cách: Nhân dân đã mang theo tín ngưỡng thờ cúng cùng các lễ hội dân gian của quê hương mình về Hà Nội.

Câu 4: Những danh nhân được nêu ở cuối bài viết (Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Toản, Chu An, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Chiêu Hồ, Bà Huyện Thanh Quan) nhằm làm rõ cho thông tin nào?

A. Hà Nội có nhiều danh nhân văn hoá lớn.

B. Hà Nội là địa linh, nơi nhân tài tụ hội.

C. Hà Nội có nhiều nhà văn, nhà thơ lớn, tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam.

D. Hà Nội vừa anh hùng, vừa hào hoa, rất tiêu biểu cho văn hoá Việt Nam.

Lời giải

Đáp án: D. Hà Nội vừa anh hùng, vừa hào hoa, rất tiêu biểu cho văn hoá Việt Nam.

Những danh nhân được nêu ở cuối bài viết (Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Toản, Chu An, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Chiêu Hồ, Bà Huyện Thanh Quan) nhằm làm rõ thông tin: Hà Nội vừa anh hùng, vừa hào hoa, rất tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam.

Câu 5: Trong từng phần, thông tin chính của văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hoá Việt Nam đã được làm rõ qua những phương diện nào?

Lời giải

Nội dung từng phần:

Hà Nội cùng những nét văn hóa đặc biệt.

Con người Hà Nội với nếp sống thanh lịch, có năng lực.

Câu 6: Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của “Văn hoá Thăng Long - Hà Nội”, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy (ví dụ: thông tin địa lí - “Hà Nội [...] là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam”).

Lời giải

Thông tin địa lí: Vị trí địa lí của Hà Nội, những sông hồ, núi,…

Thông tin văn học: Trữ lượng dân gian phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca…trích dẫn các câu ca dao, ngạn ngữ…

Thông tin về văn hóa: Các lễ hội dân gian, tôn giáo,…

icon-date
Xuất bản : 07/10/2022 - Cập nhật : 29/11/2022