logo

Nội dung chính bài Chữ người tử tù SGK Ngữ văn 10 trang 21 (KNTT)

Giới thiệu Nội dung chính bài Chữ người tử tù SGK Ngữ văn 10 trang 21 (KNTT) chi tiết nhất về bố cục, thể loại, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt và câu hỏi trong SBT của bài Chữ người tử tù.

Bài Chữ người tử tù SGK Ngữ văn 10 có nội dung chính như sau

Nội dung chính

Truyện kể về Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. 


1. Giới thiệu về tác giả 

Tiểu sử - Cuộc đời

- Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở làng Mọc, phường Nhân Chính, quân Thanh Xuân, Hà Nội.

- Ông sinh gia trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.

- Năm 1929, khi đang học Thành Chung Nam Định ông bị đuổi học.

- Sau đó, ông bị đi tù vì sang biên giới Thái Lan không có giấy phép.

- Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp văn chương.

- Năm 1945, ông nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến.

- Năm 1948 – 1957, ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.

Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm chính

+  Vang bóng một thời (1940), Tùy bút sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), ...

- Phong cách nghệ thuật

+ Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.

+  Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông":

+ Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mỹ thuật.

+ Trước Cách mạng tháng Tám, ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời.

+ Ông chủ trương chủ nghĩa xê dịch không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ, độc đáo.

Nội dung chính bài Chữ người tử tù SGK Ngữ văn 10 trang 21 (KNTT)

2. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm 

Thể loại: Chữ người tử tù thuộc thể loại truyện ngắn

Xuất xứ

- Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời

- Vang bóng một thời in lần đầu năm 1940 gồm 11 truyện ngắn kết tinh tài năng tâm huyết của nhà văn, là văn phẩm đạt đến sự toàn thiện toàn mỹ.

Phương thức biểu đạt: Văn bản Chữ người tử tù có phương thức biểu đạt là tự sự

Tóm tắt: Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Khi trát gửi đến nhà tù, biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho thầy thơ lại bảo người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Trong đêm cho chữ, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".


3. Nội dung chính và bố cục tác phẩm 

Nội dung chính

Truyện Chữ người tử tù xoay quanh tình huống cho chữ éo le giữa hai con người đối lập nhau. Từ đó, tác giả mang đến một thông điệp nhân văn sâu sắc về cái đẹp.


4. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

Giá trị nội dung

Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao - môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước

Giá trị nghệ thuật

Tác phẩm thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình,...


5. Câu hỏi trong SBT

Câu 1: Phân tích hình ảnh vũ trụ sau khi được kiến tạo để thấy nhận thức của người xưa về thế giới.

Lời giải

Cần chú ý các chi tiết miêu tả hình ảnh vũ trụ sau khi được kiến tạo: “Từ đó trời đất phân ra làm hai. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỗ giáp giới giữa trời và đất gọi là chân trời”; “mặt đất chỗ cao, chỗ thấp không được bằng phẳng”

Hình ảnh vũ trụ sau khi thần Trụ Trời hoàn tất công việc thể hiện nhận thức hồn nhiên, thô sơ của người xưa về mô hình vũ trụ (gồm hai tầng trời và đất); về đặc điểm của thế giới (hình dạng của bầu trời và mặt đất); về quá trình hình thành các sự vật, hiện tượng tự nhiên.

Câu 2: Tìm những lời kể mang tính suy nguyên và phân tích chức năng cụ thể của chúng trong truyện Thần Trụ Trời.

Lời giải

Vận dụng tri thức ngữ văn về đặc điểm của nhóm truyện thần thoại suy nguyên để tìm câu trả lời. Trong truyện Thần Trụ Trời, lời kể mang tính suy nguyên thể hiện chức năng giải thích sự hình thành của vũ trụ. 

Ví dụ:

“Từ đó trời đất phân ra làm hai. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỗ giáp giới giữa trời và đất gọi là chân trời”;“Vì thế mà bây giờ mặt đất chỗ cao, chỗ thấp không được bằng phẳng”: giải thích sự hình thành trời, đất, núi đồi, biển cả và đặc điểm địa hình của thế giới tự nhiên.

Lời bài vè “Nhất ông đếm cát/ Nhì ông tát bể (biển)..: Lí giải nguồn gốc của các sự vật trong vũ trụ (sao trời, biển, cát, cây cối,..).

icon-date
Xuất bản : 08/10/2022 - Cập nhật : 29/11/2022