logo

Nhiệt độ trung bình năm ở khu vực xích đạo luôn cao là do đây là khu vực có?

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Nhiệt độ trung bình năm ở khu vực xích đạo luôn cao là do đây là khu vực có?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Địa lí 10 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Nhiệt độ trung bình năm ở khu vực xích đạo luôn cao là do đây là khu vực có?

A. Khu vực xích đạo là vùng có nhiều rừng mưa nhiệt đới nhất trên Trái Đất

B. Khu vực xích đạo có hai lần Mặt Trời nên thiên đỉnh, có góc nhập xạ lớn

C. Tỉ lệ diện tích lục địa so với đại dương ở khu vực xích đạo nhỏ, mưa nhiều

D. Khu vực xích đạo có tầng đối lưu dày hơn khu vực chí tuyến bán cầu Bắc

Trả lời:

Đáp án đúng: C.Tỉ lệ diện tích lục địa so với đại dương ở khu vực xích đạo nhỏ, mưa nhiều

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm kiến thức với phần mở rộng về bài: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất nhé!


Kiến thức mở rộng về khí quyển


I. Khí quyển

- Khái niệm: Là lớp không khí bao quanh Trái Đất luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.

- Thành phần khí quyển: Khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác.

- Vai trò: Bảo vệ Trái Đất, sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

1. Cấu trúc của khí quyển 

a. Tầng đối lưu

- Độ dày: XĐ: 16km, Cực 8km

- Đặc điểm:

+ Tập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển; ¾ lượng hơi nước và các phần tử muối, tro bụi, vi sinh vật;

+ Nhiệt độ giảm theo độ cao 0,60c/100m

+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng

+ Nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng

- Vai trò:

+ Ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến cuộc sống trên Trái Đất

+ Điều hòa nhiệt độ cho Trái Đất

b. Tầng bình lưu

- Độ dày từ đỉnh tầng đối lưu đến 50km

- Đặc điểm:

+ Không khí loãng, khô và vận chuyển theo chiều nằm ngang

+ Có lớp ô dôn tập trung ở độ cao từ 22km – 25km

+ Nhiệt độ tăng theo chiều cao

- Vai trò:

+ Tầng ô dôn lọc bớt và giữ lại một số tia tử ngoại gây nguy hiểm cho sinh vật

c. Tầng giữa

- Độ dày từ 50km – 80km

- Đặc điểm: Không khí rất loãng, nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao

d. Tầng nhiệt

- Độ dày từ 80km-800km

- Đặc điểm : không khí rất loãng, chứa nhiều ion

- Vai trò: Phản hồi sóng vô tuyến điện

e. Tầng ngoài

- Độ dày từ 800km- > 2000km

- Đặc điểm:Không khí cực loãng chủ yếu là khí hêli và hidrô

2. Các khối khí

- Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản (2 bán cầu):

+ Khối khí cực (rất lạnh): A.

+ Khối khí ôn đới (lạnh): P.

+ Khối khí chí tuyến (rất nóng): T.

+ Khối khí xích đạo (nóng ẩm): E.

- Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu: kiểu hải dương (ẩm): m; kiểu lục địa (khô): c (riêng khối khí xích đạo - Em).

- Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động và bị biến tính.

Nhiệt độ trung bình năm ở khu vực xích đạo luôn cao là do đây là khu vực có?
Vị trí các khối khí trên địa cầu ở hai bán cầu

3. Frông (F)

- Khái niệm: Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

- Phân loại: Frông địa cực (FA) và Frông ôn đới (FP) ở mỗi bán cầu.

- Dải hội tụ nhiệt đới: Ở khu vực xích đạo có dải hội tụ nhiệt đới cho cả hai bán cầu (FIT - Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của các khối khí xích đạo bán cầu Bắc và Nam, đây đều là 2 khối khí có cùng tính chất nóng ẩm).

Nhiệt độ trung bình năm ở khu vực xích đạo luôn cao là do đây là khu vực có? (ảnh 2)
Qúa trình hình thành dải hội tụ nhiệt đới

II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên trái đất

1. Bức xạ và nhiệt độ không khí

- Bức xạ Mặt Trời là các dòng năng lượng và vật chất của Mặt Trời tới Trái Đất, được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ một phần, còn lại phản hồi vào không gian.

- Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.

- Góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời càng lớn, lượng nhiệt thu được càng lớn và ngược lại.

2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất

a. Phân bố theo vĩ độ địa lí

- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao) do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt ít.

- Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn).

b. Phân bố theo lục địa, đại dương

- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa:

+ Cao nhất 300C (hoang mạc Xa-ha-ra).

+ Thấp nhất –30,20C (đảo Grơn-len).

- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn, do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau →→ Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng do tính chất lục địa tăng dần.

c. Phân bố theo địa hình

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,60C (không khí loãng, bức xạ mặt đất yếu).

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi:

+ Sườn cùng chiều, lượng nhiệt ít.

+ Sườn càng dốc góc nhập xạ càng lớn

+ Hướng phơi của sườn núi ngược chiều ánh sáng Mặt Trời, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhiều.

- Ngoài ra do tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người.

icon-date
Xuất bản : 27/03/2022 - Cập nhật : 23/11/2022