logo

Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.

Câu hỏi: Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.

Lời giải:

Nhận xét: Bài thơ được tự do, người viết được thỏa sức bộc lộ cảm xúc của mình mà không cần bó hẹp trong khuôn khổ, phép tắc khi làm thơ.

Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.

>>> Xem trọn bộ: Bài Hương Sơn phong cảnh SGK 10 trang 66, 67 - Văn Chân trời sáng tạo

Tìm hiểu về vần và nhịp trong thơ ca

- Nhịp: 

Trong thơ ca, Nhịp là cấu trúc tiết tấu cơ bản của một bài thơ hay các dòng trong một bài thơ. Nhiều hình thức truyền thống thơ ca yêu cầu một Nhịp thơ đặc biệt, hay một tập hợp cụ thể về các Nhịp được sử dụng theo một thứ tự cụ thể. Việc nghiên cứu, sử dụng Nhịp và hình thức trong nghệ thuật thi ca đều được biết như là phép làm thơ. (Trong ngôn ngữ, “Phép làm thơ” được dùng trong cách hiểu thông thường bao gồm không chỉ vấn đề Nhịp thơ mà còn ở khía cạnh tiết tấu của văn xuôi, dù là thể bác học hay thể dân gian, điều này là vô cùng đa dạng trong nền thơ văn giữa các nước và đôi khi giữa các dòng Thơ ca khác nhau.)

Nếu không có nhịp điệu, sẽ khó có sự nhận thức đúng, về nội dung ý nghĩa của chuỗi âm thanh, chuỗi ngôn từ phát ra trong thời gian dài. Mạch cảm xúc có thể vô tận trong đời thơ của nhà nghệ sĩ nhưng lại có giới hạn trong bài thơ. Người ta không thể đọc bài thơ liên tục từ những từ ngữ đầu tiên đến kết thúc mà không ngừng nghỉ. Nhịp điệu gắn liền với chỗ ngừng, chỗ ngắt được phân bố hợp lý theo mạch cảm xúc để diễn đạt nội dung thẩm mỹ.

Nhịp điệu trong thơ được quy định qui ước chung của thể loại, song mặt khác lại tự vận động theo mạch cảm xúc riêng tạo nét chấm phá trong ý thơ

- Vần:

Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau. Thường vần được dùng để nối câu gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ. Những chữ được gọi là vần với nhau khi chúng có cùng âm và chung một nhóm thanh. 

icon-date
Xuất bản : 29/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022