logo

Nghị luận "Tôi đã khóc khi không có giày để đi..."

Hướng dẫn lập dàn ý và bài văn Nghị luận "Tôi đã khóc khi không có giày để đi" hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 


Dàn ý Nghị luận "Tôi đã khóc khi không có giày để đi"

1. Mở bài

Cuộc sống quả thật rất kì lạ. Có những con người sinh ra được hưởng đầy đủ mọi ưu ái vật chất và tinh thần. Nhưng lại có những người bất hạnh mất đi một phần ưu ái đó. Và trớ trêu thay khi những người có đầy đủ mọi thứ lại thường cảm thấy không thỏa mãn khi thiếu đi một thứ vật chất thông thường nào đó. Họ cứ mãi nghĩ về bản thân mình mà không biết rằng xung quanh còn có biết bao nhiêu người còn kém may mắn hơn mình rất nhiều. Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller đã từng như thế cho đến một ngày bà chợt nhận ra những may mắn mà mình được hưởng, bà tâm sự “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”. Lời tâm sự chân thành đó đã đánh thức biết bao cảm xúc trong trái tim mỗi người.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Hành động khóc thường thể hiện tâm trạng buồn bà, đau xót và tuyệt vọng, buông xuôi.

- Không có giày để đi là ngầm chỉ hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn về vật chất.

- Không có chân để đi giày là hoàn cảnh bất hạnh, nghiệt ngà của số phận, nồi đau cả về thê xác lẫn tâm hồn.

- Đã… cho đến khi là sự nhận thức, “ngộ” ra một vấn đề cuộc sống.

Ý nghĩa của lời tâm sự: Cuộc sống có muôn vàn niềm vui nhưng cũng có nhiều khổ đau và bất hạnh. Sự thiếu thốn, khó khăn của riêng ta chẳng thấm gì nếu so sánh với những xót đau, bất hạnh của nhiều người khác quanh ta. Hãy thấy mình còn là người may mắn hơn nhiều người khác để biết chia sẻ và cố gắng vươn lên, không bao giờ cúi đầu tuyệt vọng trước nhừng bất hạnh và chông gai trong cuộc sống.


b. Phân tích chứng minh để làm rõ vấn đề nghị luận

– “Tôi đã khóc vì không có giày để đi”:

Con người ta “khóc” khi tâm hồn đau buồn, xúc động, cũng có khi khóc vì vui quá. Ở đây, nữ sĩ đã “khóc” khi “không có giày để đi”. Đó là khóc vì bản thân cho những thiếu thốn, khó khăn về vật chất, cho sự ích kỉ của cá nhân khi cảm thấy thua thiệt so với bao người. Suy cho cùng cũng là cách sống ỷ lại, thiếu ý chí để vực dậy mà chỉ biết khóc cho những khó khăn, thử thách tưởng chừng rất bình thường trong cuộc sống. Trên thực tế, có rất nhiều người quen sống hạnh phúc, trong thành công mà khi đối mặt với nhiều chông gai, thất bại dễ nản chí. Hay những cô cậu học sinh, sinh viên chỉ vì bố mẹ không đáp ứng đầy đủ những yêu thích của mình, mà hỗn láo, gây ra nhiều hành động sai lầm khác.

– “Cho đến khi tôi nhìn thầy một người không có chân để đi giày”:

Thế nhưng, họ đâu biết rằng, có những mảnh đời còn bất hạnh, có những con người vẫn sống mặc dù “không có chân để giày”. Đó là những người khuyết tật, những người bất hạnh, thiếu may mắn, không được hưởng sự ưu ái của số phận. Dẫu vậy, họ vẫn khát khao được sống, được cống hiến cho cuộc đời thêm xanh, cho mùa xuân mãi mãi tươi đẹp bởi ý chí và lòng quyết tâm vượt lên nghịch cảnh. Nếu như trong lúc ta đang bất mãn với những bộ quần áo cũ, với ngôi nhà ẩm mục vì hoàn cảnh về vật chất thì ở ngoài kia có những người không có nổi một mái nhà tranh, một giấc ngủ yên bình trong trời đông giá rét. Nếu như ta than phiền về những khuyết điểm trên mặt thì trong cuộc sống còn bao người phải chịu nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn vì bệnh tật quái ác, vì hình hài dị tật. Cuộc sống của họ kém may măn hơn chúng ta rất nhiều. Vậy tại sao, chúng ta lại không trân trọng những gì mình đang có, không cảm thấy hài lòng về bản thân? Giáo sư Nguyễn Ngọc Kí – người bị tật nguyền đôi tay và phải dùng đôi chân của mình để tập viết, có những lúc đau đớn nhưng sức mạnh của niềm tin đã giúp thầy trở thành một nhà giáo ưu tú. Hay hiệp sĩ tin học Nguyễn Công Hùng đương đầu với số phận tật nguyền để sống một cuộc sống có ích, có cống hiến cho đất nước. Họ đều là những tấm gương sáng, những tấm gương “không có chân để đi giày” vượt lên trên hoàn cảnh, số phận với niềm tin và ý chí kiên cường.

  Nghị luận "Tôi đã khóc khi không có giày để đi" dàn ý ngắn gọn

c. Đánh giá và bình luận

- Câu nói trên của nữ nhà văn Mĩ tuy ngắn gọn nhưng ý nghĩa lại sâu sắc vô cùng.

- Sự thiếu thốn, khó khăn của bản thân thực ra không đáng kể so với những nghiệt ngã, bất hạnh mà nhiều người gặp phải.

- Cuộc sống cũa mỗi người vốn luôn có thề gặp khó khăn, trắc trở. Trước nhừng điều đó, con người nếu thiếu bản lĩnh, nghị lực thì sẽ dề buồn đau, thất vọng, buông xuôi.

- Tuy nhiên, nếu bước ra cuộc đời, hoặc nhìn lại xung quanh, ta sẽ thấy có những con người phải chịu những thiệt thòi, bất hạnh hơn ta rất nhiều.

- Lời tâm sự của nừ nhà văn Mĩ Helen Killer là sự thay đôi nhận thức từ sai đến đúng. Nữ sĩ khóc vì hoàn cảnh “không có giày để đi” của mình cho đến khi bà nhìn thấy một người không có cả đôi chân để đi giày. Bà kịp nhận ra mình còn là người may mắn hơn họ rất nhiều.

- Chỉ là một lời tâm sự nhưng Helen Killer đà thức tỉnh nhiều người chỉ nghĩ đến bản thân, sống ỷ lại và thiếu ý chí vươn lên. Lời tâm sự ấy như một bài học sâu sắc dành cho tất cả mọi người: hày biết trân trọng những gì mình đang có và cố gắng hết sức mình để đạt được sự thành công trong cuộc sống! Chăng phải mọi người vẫn từng nói: sống trên đời cần có một tấm lòng hay sao? Vậy hày học cách yêu thương và cảm thông trước những mảnh đời bất hạnh, khổ đau, hày giúp đờ họ dù chỉ là một lời động viên. Từ đó mới có thêm sức mạnh, lòng tin, không bao giờ gục ngã, cúi đầu trước nhừng chông gai trong cuộc sống.

3. Kết bài

Câu nói của nữ nhà văn Mỹ Helen Killer đã để lại cho tất cả mọi người một bài học vô cùng quý giá. Nhờ đó, mà chúng ta mới tìm ra một chân lí cuộc sống, biết yêu quí hơn những gì mình đang có và xúc động hơn trước nhiều mảnh đời.


Nghị luận "Tôi đã khóc khi không có giày để đi" - Bài mẫu 1

Cuộc sống quả thật rất kì lạ. Có những con người sinh ra được hưởng đầy đủ mọi ưu ái vật chất và tinh thần. Nhưng lại có những người bất hạnh mất đi một phần ưu ái đó. Và trớ trêu thay khi những người có đầy đủ mọi thứ lại thường cảm thấy không thỏa mãn khi thiếu đi một thứ vật chất thông thường nào đó. Họ cứ mãi nghĩ về bản thân mình mà không biết rằng xung quanh còn có biết bao nhiêu người còn kém may mắn hơn mình rất nhiều. Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller đã từng như thế cho đến một ngày bà chợt nhận ra những may mắn mà mình được hưởng, bà tâm sự “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”. Lời tâm sự chân thành đó đã đánh thức biết bao cảm xúc trong trái tim mỗi người.
Không đề cập trực tiếp đến vấn đề hay nêu ra bài học, chỉ bằng một câu kể rất thực nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa, Hellen Keller đã khiến mọi người phải suy ngẫm, phải nhìn nhận lại những gì mình đang có để trân trọng, để giữ gìn.
“Tôi đã khóc vì không có giày để đi” đó là một lời thú nhận rất chân thành, trung thực bởi lẽ đối với những người sống trong đủ đầy, quen có đủ mọi thứ thì sẽ cảm thấy buồn, thấy chán nản khi không có “giày” hay có thể nói là những phụ kiện vật chất cần thiết để làm đẹp cho mình, làm mình tự tin. Tôi đã thấy nhiều cô bé, cậu bé, nhiều bạn học sinh-những người sinh ra được nhận tình yêu thương của bố mẹ, được sống hạnh phúc, ấm no… trở nên bướng bĩnh, giận dỗi hay khóc vì bố mẹ không đáp ứng những nhu cầu của mình, thậm chí có những người nông nổi vì giận bố mẹ mà bỏ nhà đi hay làm bất cứ việc gì để được thứ mình muốn. Thế nhưng, họ đâu biết rằng ở ngoài xã hội, ở xung quanh chúng ta hay thậm chí ngay cạnh nhà bạn lại có những cảnh đời bất hạnh, tồn tại biết bao con người “không có chân để đi giày”. Hình ảnh rất thực ấy nói về những người khuyết tật hay nói rộng ra là những người thiếu may mắn, những người sinh ra đã không được cuộc sống, được tạo hóa thương yêu để ban tặng những thứ cần thiết cho mỗi con người. Hai vế câu đối lập trong lời tâm sự của nhà văn Mĩ được kết nối với nhau bởi cụm từ “cho đến khi tôi nhìn thấy” giống như một sự nhận thức, một lời thức tỉnh đối với biết bao người. Sống trên đời đâu phải chỉ có riêng mình gặp khó khăn hay thiếu thốn. Hãy tự nhìn bên ngoài kia còn biết bao người kém may mắn hơn, họ không chỉ thiếu thốn vật chất, không chỉ thiếu thốn tình thương mà có người còn không thể tự chăm sóc mình, phải sống nhờ vào người khác hay phải nhận những ánh nhìn tội nghiệp của người xung quanh. Những người như vậy mới thực sự là kém may mắn, đáng để “khóc” hơn chúng ta.
Đọc lời tâm sự của Hellen, tôi chợt nhớ đến người thầy giáo đáng kính Nguyễn Ngọc Ký – người bị tật nguyền đôi tay và phải dùng đôi chân của mình để tập viết. Đã nhiều lần, những khó khăn, vất vả, những lần bị chuột rút đến quặp cả bàn chân, đau đớn đến vã mồ hôi nhưng sức mạnh của niềm tin, sức mạnh được nhân lên cả với sự mặc cảm đối với cuộc sống đã giúp thầy “đứng vững”, dũng cảm bước tiếp và trở thành một nhà giáo ưu tú. Hay những cậu học sinh bị mất đôi chân, những người mù hoặc không thể nói nhưng bằng trí óc, bằng những gì mà họ còn lại vẫn dũng cảm vượt qua khó khăn để sống tốt đẹp. Tôi tin chắc rằng không ít lần họ rơi nước mắt, không ít lần muốn bỏ cuộc nhưng họ vẫn can đảm, chính những gì họ đang thiếu hay không có đã thúc đẩy họ, đem đến sức mạnh giúp họ thành công. Vậy thì mỗi chúng ta, những người có đầy đủ chân tay, những người có thể lao động để nuôi sống mình tại sao phải buồn khi ta thiếu đi một đôi giày hay chiếc áo, chiếc quần? Hãy nhìn những tấm gương đó, hãy soi mình vào đó để tự hỏi và tự biết chúng ta hơn họ những gì nhưng lại thua họ những thứ căn bản này. Có một triết gia nổi tiếng đã nói rằng: “Tôi hạnh phúc vì có đủ cả tay lẫn chân”. Được sinh ra trọn vẹn là một con người, được có thể bằng đôi tay và đôi chân để tự lao động, tự nuôi sống bản thân, kiếm được đồng tiền chính nghĩa đã là một hạnh phúc lớn nhất cả đời người! Đừng vì những thứ nhỏ nhất, những vật phòng thân bên ngoài mà tự cho mình là khổ, mà đánh mất sức mạnh của mình.
Chỉ là một lời tâm sự, cảm nhận rút ra từ cuộc sống, từ thực tế mình quan sát nhưng Hellen Keller đã thức tỉnh, đã đánh lên một hồi chuông báo động cho những người chỉ chăm chăm nghĩ đến mình, ích kỉ hay tự ti. Lời tâm sự đó đã trở thành một bài học ý nghĩa một chiêm nghiệm sâu sắc không chỉ dành riêng cho một cá nhân nào mà là cho tất cả mọi người về một cuộc sống, một cách sống tích cực trong xã hội: Phải biết ơn cuộc sống ban cho ta những điều đáng quý, hãy trân trọng những gì mình đang có và cố gắng hết sức mình để giành lấy những gì mình mong muốn. Đừng bao giờ buông xuôi bởi “không có gì là không thể”! Hãy sống dũng cảm và kiên cường như cô bé Aya trải qua năm tháng bệnh tật, đã qua đời trong nước mắt thương tiếc của mọi người và những đóa hồng đỏ thắm bao quanh.
Người chiến thắng cuối cùng chưa hẳn là người mạnh nhất mà là người có đủ niềm tin, dũng cảm và nghị lực nhất.
Cuộc sống không lấy hết của ai điều gì và con đường đi đến thành công không phải bao giờ cũng trải đầy hoa hồng. Chính vì thế hãy sống tích cực để đến “khi chúng ta qua đời, mọi người khóc còn chúng ta cười”. Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller thực sự đã tìm ra một chân lí cuộc sống, một cách sống đẹp, sống tốt và quan trọng hơn hết là để lại một bài học đáng quý cho tất cả chúng ta.


Nghị luận "Tôi đã khóc khi không có giày để đi" - Bài mẫu 2

Bạn có đang hài lòng với cuộc sống của mình không? Có cảm thấy may mắn và hạnh phúc về những gì mình có không? Bạn thấy mình đã có được những gì và còn thiếu những gì. Con người thường không bao giờ biết đủ, đó cũng là một điều kiện cần thiết để bạn có thể phấn đấu vươn lên. Nhưng con người cũng không nên quá so bì, bi lụy về hoàn cảnh của mình. Nhà văn Helen Keller từng nói: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi, cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày".

  Nghị luận "Tôi đã khóc khi không có giày để đi" dàn ý ngắn gọn (ảnh 2)

Trong cuộc sống, mỗi người có một số phận riêng, mỗi người có những niềm hạnh phúc riêng cùng những khó khăn, đau khổ riêng của bản thân mình. Mỗi gia đình cũng có những hoàn cảnh và nỗi bất hạnh khác nhau, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Thế nhưng điều khác nhau lớn nhất vẫn là ở cách nhìn nhận, đánh giá sự việc của mỗi người. Có người buồn vì nhà nghèo khó, có người buồn vì học không giỏi, không thì đỗ, có người lại tự ti về ngoại hình của mình, có người lại buồn vì không thuận lợi trong chuyện tình cảm. Mỗi người đều có những nỗi buồn riêng, không ai có thể lúc nào cũng hạnh phúc, mãi mãi hạnh phúc.

Thế nhưng bạn đã nhìn nhận nỗi buồn của mình theo cách nào thế. Bạn thấy rầu rĩ, đen đủi với tất cả những gì mình có, cho rằng mình là người thật bất hạnh ư. Trong xã hội này, số người thực sự giàu có và thành công rất ít, chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhoi trên toàn thể giới. Có thể, bạn sinh ra đã thiếu thốn về vật chất, không thể sánh ngang được với những cậu ấm cô chiêu vừa sinh ra đã ngậm thìa bạc trong miệng. Thế nhưng hãy nhìn lại bản thân mình và nghĩ rằng bạn đã hơn rất nhiều người khác, không có hoàn cảnh được như bạn. Có thể những người nhà giàu kia lại đang mong muốn, khao khát có được cuộc sống như bạn: tự do làm những điều mình thích, được trải nghiệm một tuổi thơ dữ dội, một cuộc đời bình dị.

Chúng ta thường tự ái, buồn rầu vì bản thân không có được điều này điều kia, nhưng khi nhìn ra ngoài xã hội ta mới nhận ra rằng còn rất nhiều người có số phận bất hạnh hơn ta biết bao nhiêu, họ đã sống đã vượt lên số phận bằng cách nào. Giống như tác giả nói, bà đã rất khổ tâm vì sự thiếu thốn của bản thân mình, đã từng buồn đau vì không có giày để đi, nhưng có người còn thậm chí không có chân để mà đi giày. Chúng ta buồn nhưng cái buồn của chúng ta là về vật chất, điều mà bản thân chúng ta có thể tự mình thay đổi được, nhưng còn có những người sinh ra đã khiếm khuyết về cơ thể thì họ sao có thể thay đổi được đây.

Cuộc sống này vốn muôn hình vạn trạng, nó khác nhau ở cách nhìn của mỗi con người. Mỗi người nên biết đủ, biết trân trọng những gì mình đang có. Chúng ta luôn phấn đấu vươn lên, nhưng đó là một sự vươn lên tích cực, không vì bản thân thiệt thòi mà so đo, rầu rĩ. Nếu lúc nào cũng có tư tưởng bi quan bi lụy, nhìn vào những thiệt thòi của bản thân, nhìn bãi cỏ nhà hàng xóm xanh hơn. Vậy thì cả cuộc đời bạn sẽ chỉ sống trong đau khổ, buồn lo mà thôi.

Không ai quyết định được việc mình sinh ra thế nào, nhưng họ có thể quyết định được mình sống thế nào. Hãy nghĩ rằng chúng ta đã may mắn hơn rất nhiều người. Họ đâu có được cơ thể khỏe mạnh, đâu có được một gia đình đầy đủ, đâu có được đi học, được ăn ngon. Vì vậy, hãy tin rằng cuộc sống của chúng ta đã rất may mắn và hạnh phúc biết bao nhiêu.

---/---

Thông qua dàn ý và một số bài văn mẫu Nghị luận "Tôi đã khóc khi không có giày để đi" tiêu biểu được Toploigiai tuyển chọn từ những bài viết xuất sắc của các bạn học sinh. Mong rằng các em sẽ có khoảng thời gian vui vẻ và hữu ích khi học môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 12/05/2022 - Cập nhật : 12/08/2023

Tham khảo các bài học khác