logo

Mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu (15 mẫu)

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng có những chi tiết đặc sắc đóng vai trò quan trọng trong việc biểu hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm. Đối với tác phẩm Hai đứa trẻ, cảnh đợi tàu là một cảnh tượng ám ảnh mãi trong tâm trí người đọc. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn viết mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu. Mời các bạn cùng tham khảo!


Mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu - Mẫu số 1

Thạch Lam là một nhà văn lớn trên văn đàn Văn học Việt Nam. Ông được ví như nốt trầm văn chương nhẹ nhàng mà tinh tế. Những tác phẩm của ông lúc nào cũng mang một giọng điệu nhẹ nhàng, ý nhị mà vô cùng tinh tế. Tác phẩm “Hai đứa trẻ” là một câu chuyên như thế. Tác phẩm thể hiện sự nhạy cảm của Thạch lam trước cảnh vật, làng quê nghèo và lòng người. Ông không đề cập đến nhiều những biến cố mà hầu hết là tình cảm và chiều sâu tâm trạng nhân vật. Cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng độc giả. Đây là hình ảnh kết tinh của những biện pháp nghệ thuật và tư tưởng tiến bộ của nhà văn với bút pháp trữ tình và đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Viết mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu.

Mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu - Mẫu số 2

Văn Thạch Lam lật giở từng trang sách, người đọc đều cảm nhận được hương vị dịu ngọt của hương hoàng lan thanh mát len lỏi vào từng trang giấy và thấm dần vào từng câu chữ đậm chất thơ của nhà văn. Hai đứa trẻ cũng có lẽ vì thế mà được ví như một bài thơ văn xuôi, thể hiện sự đồng cảm, trân trọng với số phận. Đối với tác phẩm Hai đứa trẻ, cảnh đợi tàu là một cảnh tượng ám ảnh mãi trong tâm trí bạn đọc. 


Mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu - Mẫu số 3

Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng của giai đoạn văn học những năm 1930 - 1945. Ông là một trong những thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, tuy nhiên văn chương của Thạch Lam không xa rời thực tế như những cây bút khác mà văn chương của ông nhẹ nhàng chất đời lãng mạn. Nổi bật nhất có lẽ phải kể đến tác phẩm “Hai đứa trẻ”, câu chuyện đợi tàu của chị em Liên nơi phố huyện nghèo những năm trước Cách Mạng. Câu chuyện có cốt truyện rất đơn giản nhưng đọng lại những suy ngẫm rất sâu sắc và đặc biệt hơn cả là cảnh đợi tàu của hai chị em Liên.


Mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu - Mẫu số 4

“Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mếm yêu, chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người”. Quả thực đúng như vậy, những trang văn của Thạch Lam không đi vào những biến cố mà đi sâu vào chiều sâu tâm trạng của con người. Cảnh chờ tàu của hai chị em Liên và An đã được tác giả nắm bắt những chuyển biến tinh tế nhất trong tâm trạng của hai nhân vật.


Mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu - Mẫu số 5

Thạch Lam nhà nhà văn với nhiều câu chuyện trữ tình, đi sâu vào lòng người. Chỉ khi phân tích cảnh đợi tàu, bạn mới thấy ý nghĩa của cốt truyện, mà tác giả truyền đạt. Tác phẩm “hai đứa trẻ” là sự nhạy cảm của Thạch lam trước cảnh vật, làng quê nghèo và lòng người. Tác giả không đề cập đến những biến cố, mà hầu hết là tình cảm, và chiều sâu tâm trạng. Cảnh chờ tàu của Liên và An được Thạch Lam miêu tả chi tiết, tinh vi từng cảm xúc một.


Mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu - Mẫu số 6

Một truyện ngắn hay theo quan niệm truyền thống phải có cốt truyện đặc biệt được tạo ra bởi những tình huống éo le đầy kịch tính. Không đi theo lối mòn đó, truyện “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” của Thạch Lam chỉ là một chuyện tâm tình nhỏ nhẹ nhưng không vì thế mà ta có thể dễ dàng quên được tâm trạng thức đợi tàu của chị em Liên.


Mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu - Mẫu số 7

Nhà văn Thạch Lam là một trong những nhà văn lớn trên văn đàn Văn học Việt Nam. Ông tham gia nhóm Tự lực văn đoàn. Với tuổi thơ có cuộc sống cơ cực và sinh ra trong thời loạn lạc nên phong cách sáng tác của ông có khuynh hướng lãng mạn, đặc biệt là trước Cách mạng tháng 8. Tác giả Thạch Lam luôn xoay quanh thế giới nội tâm của các nhân vật với những xúc cảm mơ hồ, mong manh và sầu bi.


Mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu - Mẫu số 8

Nhà văn Thạch Lam là một nhà văn thường sáng tác về truyện dài nhưng lại có thành công ở thể loại truyện ngắn. Ông có phong cách sáng tác riêng biệt, thường viết loại truyện không có cốt truyện mà chủ yếu là những dòng cảm xúc như một bài thơ trữ tình, nhưng chiều sâu của tác phẩm lại làm cho người đọc ngỡ ngàng, thường mang đến cho người đọc những tình cảm chân thành, tha thiết. Đến với truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, đây cũng là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam, nhẹ nhàng và sâu lắng. Đặc biệt, truyện ngắn đã đem đến cho người đọc một cảnh tượng xúc động ở cuối bài: cảnh chờ tàu, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc.


Mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu - Mẫu số 9

Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại nhưng tuổi thơ gắn liền với quê ngoại ở phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thạch Lam là một thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn cho dòng văn học lãng mạn. Thạch Lam là người đôn hậu và tinh tế, điều này ảnh hưởng rất lớn đến các sáng tác của ông.


Mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu - Mẫu số 10

Có lần nhà văn Thạch Lam từng nói rằng: "Cái đẹp man mác trong vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật". Niềm khát khao truy tìm những cái đẹp lẩn khuất tiềm tàng khắp ở những con người, sự vật, sự việc tầm thường như thế đã tiếp thêm sức mạnh trên con đường nghệ thuật cho nhà văn, giúp ông sáng tác thành công tác phẩm Hai đứa trẻ, áng văn xuôi đặc sắc của văn học Việt Nam trước cách mạng. Đặc biệt là cảnh đợi chuyến tàu đêm của hai chị em Liên chính là nơi kết tinh những tư tưởng nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ của Thạch Lam với ngòi bút nhân đạo, trữ tình.  


Mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu - Mẫu số 11

“Trong nhóm Tự lực văn đoàn, Hoàng Đạo là người lý thuyết, Nhất Linh là người thực hành, Khái Hưng đả phá vào nếp sống cũ để tiến tới một đời sống mới… còn Thạch Lam một người yêu thương đồng bào, xót xa từ tâm can tỳ phế.” Văn phong Thạch Lam nhẹ nhàng mà sâu lắng nhưng con người trong trang văn của ông không thoát li khỏi hiện thực tàn khốc. Ông yêu thương đồng bào vô cùng, tuy nhân vật của ông dù sống cảnh nghèo khó nhưng họ vẫn không ngừng vươn tới, vẫn ánh lên tia hy vọng tươi mới. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” với cảnh đợi tàu của chị em Liên là minh chứng cho điều đó.


Mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu - Mẫu số 12

Thạch Lam là nhà văn nổi tiếng của Văn học Lãng mạn những năm 1930-1945. Là một trong những cây bút của Tự lực văn đoàn, nhưng văn chương của Thạch Lam không quá xa vời thực tế như những cây bút trong nhóm. Mà văn chương của ông nhẹ nhàng chất đời lãng mạn. Nổi bật nhất phải kể đến truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, câu chuyện chờ đợi tàu của chị em Liên nơi phố huyện Hà Nội những năm tháng trước Cách Mạng. Thiên truyện ngắn cốt truyện đơn giản nhưng lại đọng lại những suy ngẫm sâu sắc đặc biệt cảnh chờ đợi tàu của hai chị em Liên.


Mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu - Mẫu số 13

Nhà văn Thạch Lam là một trong những cây viết truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông là thành viên của nhóm tự lực văn đoàn nhưng ông mang một nét rất riêng so với các nhà văn trong nhóm. Văn của tự lực văn đoàn thường đượm một nỗi buồn lãng mạn còn văn của Thạch Lam lại chất chứa những nỗi buồn hiện thực. Nó như một thứ “Hương hoàng lan”, được cất từ những nỗi đời.


Mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu - Mẫu số 14

Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, nếu như Nguyễn Tuân được biết đến là nhà văn miệt mài đi tìm cái đẹp khác biệt, phi thường với phong cách tài hoa, uyên bác thì Thạch Lam lại khám phá những điều tưởng chừng như nhỏ bé và rất đỗi đời thường, bình dị trong cuộc sống của con người. Điều này được thể hiện rõ thông qua tác phẩm “Hai đứa trẻ”. Đây là truyện ngắn thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn Thạch Lam. Trong thiên truyện mang âm hưởng man mác buồn thấm đẫm âm hưởng trữ tình, tác giả Thạch Lam đã miêu tả thành công tâm trạng của cô bé Liên đêm đêm thức đợi chuyến tàu đi qua phố huyện.


Mở bài Hai đứa trẻ cảnh đợi tàu - Mẫu số 15

Dù chỉ xuất hiện trên văn đàn vẻn vẹn có 5 năm nhưng Thạch Lam sớm khẳng định là một cây bút truyện ngắn độc đáo. Sinh thời, ông từng quan niệm ”Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, lẩn khuất khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở những chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để cho người đọc trông nhìn và thưởng thức”. Rút ra từ tập truyện ngắn “Nắng trong vườn”, “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách độc đáo không trộn lẫn của Thạch Lam. Đến với “Hai đứa trẻ” độc giả ai ai cũng thấy cảnh đợi tàu là sự kiện tiêu biểu nơi ngòi bút của Thạch Lam thăng hoa.

>>> Xem thêm: Mở bài Hai đứa trẻ (Top 3 bài mẫu)

--------------------

Trên đây là tổng hợp các mở bài cảnh đợi tàu Hai đứa trẻ. Hi vọng dựa vào những mở bài mẫu mà chúng tôi đã cung cấp bạn có thể viết được một bài văn hay và chi tiết. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/01/2023 - Cập nhật : 15/08/2023