logo

Lý thuyết Công nghệ 10 ngắn nhất Sách mới (KNTT, CTST, CD)

Tổng hợp, tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 ngắn nhất Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Lý thuyết Công nghệ 10 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Click để tham khảo 3 bộ Lý thuyết Công nghệ 10 ngắn gọn theo chương trình sách mới:

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 10 ngắn gọn Cánh Diều

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 10 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

MỤC LỤC LÝ THUYẾT CÔNG NGHỆ 10 NGẮN NHẤT

 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 1. Bài mở đầu
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 2. Khảo nghiệm giống cây trồng
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 3. Sản xuất giống cây trồng
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 4. Sản xuất giống cây trồng (tiếp theo)
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 6. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 7. Một số tính chất của đất trồng
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 9. Biện pháp cải tạo, sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 10. Biện pháp cải tạo, sử dụng đất mặn, đất phèn
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 12. Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 13. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 15. Điều kiện phát sinh và phát triển của sâu bệnh hại cây
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 17. Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 20. Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 21. Ôn tập chương I
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 22. Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 23. Chọn giống vật nuôi
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 25. Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 26. Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 27. Ứng dụng tế bào trong công tác giống
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 28. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 29. Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 31. Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 33. Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 34. Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 35. Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 37. Một số loại vacxin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi 
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 38. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 39. Ôn tập chương II
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 40. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 41. Bảo quản hạt, củ làm giống
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 42. Bảo quản lương thực, thực phẩm
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 43. Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 44. Chế biến lương thực thực phẩm
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 46. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 48. Chế biến sản phẩm cây công nghiệp và lâm sản.
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 49. Bài mở đầu 
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 50. Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 51. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 53. Xác định kế hoạch kinh doanh 
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 54. Thành lập doanh nghiệp
 Lý thuyết Công nghệ 10: Bài 55. Quản lí doanh nghiệp

Bài 1: Bài mở đầu

I. Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước

2. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến

3. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa và xuất khẩu

4. Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế

II. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay

1. Thành tựu

- Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tăng liên tục

- Thành tựu thứ hai là bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

- Một số sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp được xuất khẩu ra thị trường quốc tế

2. Hạn chế

- Năng suất và chất lượng còn thấp

- Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao

III. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta

- Sản xuất đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

- Đầu tư đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính

- Xây dựng nền nông nghiệp tăng nhanh theo hướng sinh thái

- Áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng

- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch

Tổng kết 

Sau khi học xong bài 1 của chương trình môn Công nghệ 10, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

- Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư  nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

- Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay

- Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta

Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng

I. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng

Khái niệm khảo sát giống cây trồng: Là khảo sát, kiểm nghiệm giống cây trồng thông qua thí nghiệm được bố trí ở các điều kiện sinh thái khác nhau.

1. Mục đích

Nhằm đánh giá khách quan, chính xác & công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh.

2. Ý nghĩa

Cung cấp thông tin về yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng

II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng

1. Thí nghiệm so sánh giống

- So sánh với các giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà nhằm xác định giống mới có tính ưu việt gì

- So sánh toàn diện về các chỉ tiêu:

+ Sinh trưởng

+ Năng suất

+ Chất lượng nông sản

+ Tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh

Mục đích

Điều kiện 

Phạm vi

Yêu cầu khi tiến hành

Xác định ưu điểm của giống mới hoặc giống nhập nội

Khi có giống mới chọn tạo hoặc giống nhập nội

Được tiến hành ở các cơ quan chọn tạo giống

So sánh toàn diện về các chỉ tiêu:sinh trưởng, năng suất, chất lượng nông sản,tính chống chịu

Bảng 1. Thí nghiệm so sánh giống

2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật

- Mục đích: kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng

- Phạm vi: mạng lưới khảo nghiệm giống cây trồng Quốc gia

- Ý nghĩa: xây dựng quy trình kỹ thuật gieo trồng hợp lý

Mục đích

Điều kiện 

Phạm vi

Yêu cầu khi tiến hành

Kiểm tra giống về quy trình kĩ thuật gieo trồng

Khi giống đã trải qua thi nghiệm so sánh và được gửi đến trung tâm khảo nghiệm giống

Được tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia

Xây dựng được quy trình kĩ thuật gieo trồng để chuẩn bị sản xuất đại trà

Bảng 2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật

3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo

Mục đích: để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà

Mục đích

Điều kiện 

Phạm vi

Yêu cầu khi tiến hành

Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà 

Sau khi đã tiến hành thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật, được cấp giấy chứng nhận

Được triển khai trên diện tích rộng lớn

Tổ chức “hội nghị đầu bờ” và quảng cáo trên các phương tiện thông tin

Bảng 3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo

Lời kết

Sau khi học xong bài 2 môn Công nghệ 10, các em cần nắm các nội dung trọng tâm:

- Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng

- Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng

- Thí nghiệm so sánh giống

- Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật

- Thí nghiệm sản xuất quảng cáo